Đảng
Cộng sản lãnh đạo quân đội là nguyên tắc cơ bản về xây dựng quân đội kiểu mới
của giai cấp công nhân. Tuy
nhiên, với những thủ đoạn không thay đổi các thế lực thù địch vẫn ra sức xuyên tạc, phủ nhận
vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Họ cho rằng, “quân đội do nhà nước
nuôi dưỡng nên chỉ phục tùng nhà nước, không phục tùng đảng phái nào”. Họ viện
dẫn thực tiễn ở các thể chế chính trị tư sản với chế độ đa đảng, quân đội không
do đảng nào lãnh đạo. Dựa vào đó, họ phủ nhận nguyên tắc “Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Quân đội nhân dân Việt
Nam”; đòi bỏ quy định “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với
Đảng” ở Điều 65, Hiến pháp 2013...
Trước hết, phải
khẳng định rằng những luận điệu của các thế lực thù địch hoàn toàn xảo trá. Bởi
vì, nhà nước và quân đội là sản phẩm của xã hội có giai cấp và đấu tranh giai
cấp. Vì vậy, quân đội mang bản chất giai cấp của nhà nước tổ chức và nuôi dưỡng
nó. Không có nhà nước “chung chung của mọi giai cấp” nên
không có quân đội “phi giai
cấp”, tức
là quân đội luôn đại diện cho giai cấp tổ chức ra nhà nước và tổ chức ra nó. Ở các
nền chính trị đa nguyên, đa
đảng đối lập, đảng nào thắng thế sẽ đứng ra lập chính phủ, nên quân đội bao giờ
cũng phụ thuộc vào đường lối chính trị của đảng cầm quyền; đồng thời, bất cứ
đảng cầm quyền nào cũng tìm cách nắm quân đội. Tuy vậy, khi mà sự tranh giành
quyền lực giữa các đảng diễn ra gay gắt, dẫn đến khủng hoảng chính trị, thường
xuất hiện lời kêu gọi “quân đội không đứng về đảng phái nào”; nhưng trong thực
tế, các đảng đều tìm sự hậu thuẫn từ quân đội.
Đối
với các nước XHCN, Quân
đội đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản - Đảng của giai cấp công nhân, vì
vậy quân đội mang bản chất của giai cấp công nhân. Luôn giữ vững sự lãnh đạo
của Đảng đối với quân đội sẽ bảo đảm cho quân đội giữ
đúng định hướng chính trị của Đảng Cộng sản, giữ vững bản chất giai cấp
công nhân, gắn bó mật thiết với nhân dân, là công cụ bạo lực để bảo vệ Đảng,
Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN. Nguyên
tắc này đã được
V.I.Lênin đề ra ngay sau khi Cách mạng Tháng Mười năm 1917 thành công nhằm tổ
chức xây dựng Hồng quân công nông.
Thứ hai, nhìn lại lịch sử đã diễn ra
cho thấy, ở Liên Xô vào những năm cuối của thế kỷ XIX,
những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước mắc sai lầm nghiêm trọng khi tự xóa bỏ
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội. Vì thế, quân đội Liên Xô
mất phương hướng chính trị, không bảo vệ được Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN.
Ở Việt
Nam, Đảng ta luôn kiên định nguyên tắc Đảng Cộng sản lãnh đạo quân đội trong
suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. Chánh cương vắn tắt năm 1930 của Đảng xác
định “Tổ chức ra quân đội công nông”, mà quân đội ấy phải đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản Việt Nam là người tổ chức và lãnh đạo Quân đội; Quân đội phục
tùng sự lãnh đạo của Đảng là hai mệnh đề song hành ngay từ khi
thành lập Quân đội ta đến nay. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân - tiền
thân của Quân đội nhân dân Việt Nam - do Đảng ta và lãnh tụ Hồ Chí Minh tổ chức,
giáo dục và rèn luyện, ngay khi mới ra đời, đã là đội quân mang bản chất giai cấp
công nhân, gánh vác sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, của nhân dân và dân
tộc Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Mục tiêu lý tưởng của Đảng, của giai cấp công nhân, mục
tiêu, nhiệm vụ của cách mạng, của dân tộc cũng là mục tiêu, lý tưởng chiến đấu
của Quân đội ta. Lịch sử gần tám thập kỷ xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội
ta đã chứng tỏ: Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định
bản chất cách mạng, sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân đội.
Như vậy, việc
thực hiện nguyên tắc Đảng Cộng sản lãnh đạo quân đội là sự
bảo đảm cho Quân đội ta luôn là lực lượng chiến đấu, lực lượng chính
trị trung thành của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong các cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đó
là thực tiễn sinh động bác bỏ mọi sự xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quân đội.
Nguyễn Trung Kiên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét