Mới đây, bắt gặp bài “Xử lý hành vi đưa tin thất thiệt nhằm ngăn chặn rò rỉ tin thật?” và nhiều tin bài trước đó cố tình xuyên tạc sự thật đăng trên RFA, tôi mới thấy tin lời mấy người bạn đã nhận định, “tin mấy trang báo ngoại như RFA thì có ngày đổ thóc giống ra mà ăn”.
Mỗi
khi có sự kiện hay vụ việc gì được cho là “hấp dẫn” dư luận thì y như rằng RFA
và một số “trang báo” mạng xã hội của một số đối tượng lại tung tin đồn thất
thiệt, thêu dệt đủ trò. Ai cũng biết thị trường cổ phiếu doanh nghiệp là kênh
huy động vốn quan trọng, giảm sự phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng, tăng nguồn
lực xã hội cho sản xuất kinh doanh, nhưng hành lang pháp lý cho nó hoạt động
tốt thì vẫn cần tiếp tục hoàn thiện và phát triển. Thời gian vừa qua, hoạt động
phát hành trái phiếu doanh nghiệp hay thị trường chứng khoán ở Việt Nam có
những vi phạm pháp luật đã được cơ quan chức năng phát hiện và điều tra. Việc
Chính phủ chỉ đạo, điều hành, cơ quan chức năng vào cuộc, bắt tạm giam một số
đối tượng để xử lý nghiêm các vi phạm, vừa tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho
các tổ chức, cá nhân kinh doanh chân chính, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi
đăng tải thông tin thất thiệt, “té nước theo mưa”, là những nỗ lực để bảo vệ sự
lành mạnh của thị trường, củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp, các nhà
đầu tư.
Một
vấn đề rất đáng lưu tâm là sự lợi dụng việc cơ quan chức năng khởi tố, điều tra
các vụ án vi phạm pháp luật, những vụ việc một số cá nhân sử dụng mạng xã hội
đăng tải thông tin thất thiệt về vi phạm của các cá nhân, doanh nghiệp khác mà
chưa có bằng chứng, chứng cứ (chủ yếu trên lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng
khoán, bất động sản), nhằm câu like, câu view, thu hút lượng lớn người theo dõi
trên mạng xã hội; kèm theo xuất hiện những bình luận, chia sẻ võ đoán cho rằng
thời gian tới cơ quan chức năng sẽ khởi tố, xử lý những cá nhân này, doanh
nghiệp kia, điều đó đã tác động xấu tới dư luận xã hội, tâm lý nhà đầu tư, ảnh
hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán, gây thiệt hại cho các cá nhân, doanh
nghiệp và nhà đầu tư, gây nhiễu thông tin “không biết đâu mà lần” khiến dư luận
hoang mang.
Vì
vậy, mới đây, Công điện số 311/CĐ-TTg, ngày 11/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ,
nhấn mạnh trách nhiệm cung cấp thông tin chính thống, chính xác về tình hình
hoạt động thị trường chứng khoán, tài chính để nhà đầu tư yên tâm, tin tưởng;
xử lý nghiêm các hành vi đưa thông tin không chính xác, thất thiệt, gây tác
động tiêu cực đến hoạt động của thị trường và nền kinh tế. Đó là những chỉ đạo,
điều hành hết sức kịp thời.
Nhìn
rộng ra, thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng, công tác xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực đã
được triển khai quyết liệt, mạnh mẽ, đạt nhiều kết quả quan trọng, được người
dân đồng tình đánh giá cao, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực trong toàn xã hội.
Ngay bất kỳ khi có dấu hiệu của tội phạm hình sự rõ ràng thì không thể bỏ qua
và việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là tất yếu để giúp các tổ chức, doanh
nghiệp chân chính, làm ăn tử tế có cơ hội phát triển bền vững, các nhà đầu tư
yên tâm về môi trường cạnh tranh lành mạnh…
Trước
đó, trong chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội
XIII của Đảng đã khẳng định tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển các loại thị
trường và các yếu tố thị trường; khẳng định kiên trì, kiên quyết đấu tranh
phòng, chống tham nhũng; không hình sự hóa các mối quan hệ kinh tế, hành chính,
dân sự. Từ đó đã có những điều chình, chỉ đạo các giải pháp, nguồn lực thúc đẩy
phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.
Thế
nhưng RFA và một số trang báo mạng nước ngoài vẫn đăng bài suy diễn gán cho dư
luận cho rằng, công điện 311 của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến sự kiện nhà
đầu tư chứng khoán Trịnh Văn Quyết bị bắt hôm 29/3 với cáo buộc thao túng thị
trường chứng khoán; cho rằng việc Thủ tướng ra công điện xử phạt hành vi đưa
tin thất thiệt về thị trường chứng khoán không chỉ nhằm mục đích ngăn chặn tin
đồn thất thiệt, mà còn nhằm ngăn chặn rò rỉ thông tin thật về tình hình thị
trường chứng khoán hiện nay!. Còn dẫn lời “nhà báo này nọ” ở Cộng hòa Séc nhận
định Những tin bị coi là thất thiệt thường đúng đến 90%, đi trước cả báo chí…;
còn bịa đặt việc bưng bít thông tin được coi là nguyên tắc của Chính phủ Việt
Nam…
Quả
thật, đọc những bài viết, thông tin kiểu này trên RFA, nếu không muốn vào bẫy
tin giả thì người đọc cần phải suy nghĩ thấu đáo, lật đi lật lại vấn đề để hiểu
cho đúng. Ở Việt Nam, quyền tự do thông tin, ngôn luận luôn được bảo đảm trong
khuôn khổ pháp luật và đạo đức con người là không làm ảnh hưởng đến lợi ích
chính đáng của cá nhân, tổ chức khác. Việt Nam là đất nước có tốc độ phát triển
thông tin trên internet mà mạng xã hội thuộc hàng khủng của thế giới, cùng với
hàng nghìn tờ báo, trang tin điện tử… Vậy thì không thể nói hay vu khống cho
Việt Nam bưng bít thông tin được. Điều tất yếu, quốc gia nào cũng có những kẻ
cố tình xuyên tạc, chống phá ra mặt, đối với những kẻ ấy, dù pháp luật có
nghiêm minh thế nào, cơ quan chức năng làm tốt đến thế nào thì chúng cũng tìm
cách nói ngược, đổi trắng thay đen. Nên chúng ta phải luôn tỉnh táo, thấy rõ
giọng điệu xuyên tạc dắt mũi để loại bỏ khỏi đầu những thông tin bịa đặt; đồng
thời tỉnh táo nhận diện đúng sự thật để đấu tranh, phản bác lại chúng, bảo vệ
sự thật, chân lý và những giá trị tốt đẹp.
Trước những kẻ cố tình hoặc vô ý đăng tin, truyền tin
thất thiệt thì trách nhiệm của cơ quan công an là phải vào cuộc kịp thời thu
thập, củng cố tài liệu chứng cứ để xử lý nghiêm tất cả những đối tượng, hành vi
đăng tải thông tin thất thiệt theo đúng quy định của pháp luật, đó là góp phần
tạo môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh. Người dân cần hết sức cảnh giác, không
nên nghe theo và càng không để dính vào việc tiếp tay cho những thông tin thất
thiệt, rồi lại thiệt thân mình và cộng đồng…/.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét