Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2022

Giải pháp đấu tranh với các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề chống tham nhũng, tiêu cực nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta hiện nay

 


Chủ trương, quan điểm về phòng, chống tham tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “Thực hiện quyết liệt, nghiêm minh, có hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng”. Công tác phòng, chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đẩy mạnh thực hiện, ngày càng quyết liệt ở tất cả các cấp, các ngành với quan điểm “không có vùng cấm”, “không có hạ cánh an toàn” và đã đạt được những kết quả rõ rệt; được người dân đồng tình, ủng hộ; các tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Mặc dù vậy, kết quả đấu tranh chống tham nhũng cũng là chủ đề mà các thế lực thù địch, phản động, các phần tử cơ hội chính trị lợi dụng để công kích, xuyên tạc, bôi nhọ nhằm thực hiện các mưu đồ “diễn biến hòa bình”. Chúng xuyên tạc công tác phòng, chống tham nhũng, qua đó hạ thấp vai trò lãnh đạo, uy tín của Đảng, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với chế độ.Do đó, để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới, cần thực hiện tốt các nội dung giải pháp sau:

Một là, tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; nghiêm túc quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Hai là, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kết hợp giữa “xây và chống” trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, vi phạm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Xác định rõ và đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị trong công tác phát hiện và xử lý tham nhũng; nhất là vai trò quản lý, kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa, phát hiện tiêu cực, sai phạm của công chức trong cơ quan, đơn vị mình quản lý; thực hiện trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu các cấp.

Ba là, xây dựng chương trình hành động cụ thể, các giải pháp phải rõ ràng (bảo đảm tất cả các khâu của quá trình công tác phải được kiểm soát chặt chẽ, không để xảy ra tiêu cực, tham nhũng, sai phạm), trong đó đặt trọng tâm vào các khâu chủ yếu như thể chế, tổ chức, công tác tổ chức, cán bộ…

Bốn là, phát huy vai trò của cấp uỷ Đảng, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh giám sát, Ban thanh tra nhân dân trong hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực như: thông qua việc tiếp nhận các ý kiến phản ánh; việc giám sát công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; kiểm tra việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước…

Năm là, cần tập trung các giải pháp để phát huy tối đa hiệu quả của công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát như: Tăng cường kiểm tra, giám sát nội bộ; đẩy mạnh hoạt động kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới và với cá nhân liên quan trực tiếp đến tất cả các khâu dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, sai phạm. Tập trung chỉ đạo, giải quyết những vụ án lớn, phức tạp, các vụ việc liên quan đến thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; thu hồi cho các tổ chức tín dụng…Công khai, minh bạch về các chế độ, định mức, tiêu chuẩn của từng ngành, từng lĩnh vực; thực hiện nghiêm Quy chế làm việc và Quy chế chi tiêu nội bộ; tuân thủ các quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện tốt công tác kê khai tài sản, thu nhập và công khai bản kê khai tài sản thu nhập,… theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét