Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2022


PHÒNG CHỐNG “DIỄN BIẾN HÒA BÌNH” TRÊN

LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ TƯ TƯỞNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

 

Phòng chống “DBHB”, bạo loạn lật đổ, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN); bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc. Thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng nước ta, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong đó, Quân đội với vai trò là lực lượng chính trị tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Vì vậy,  phòng chống chiến lược “DBHB” là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với sự nghiệp cách mạng nước ta, đó là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đối với quân đội, để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó thì một trong những vấn đề cơ bản là “phải làm thất bại chiến lược “DBHB”, vô hiệu hoá mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch tạo cớ để can thiệp vũ trang”, xây dựng  quân đội vững mạnh mọi mặt, trong đó lấy chất lượng chính trị làm cơ sở.

Để đấu tranh phòng chống “DBHB” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng có hiệu quả thì cần làm tốt một số biện pháp sau.

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng.

Giáo dục chính trị, tư tưởng có vai trò to lớn và trực tiếp tạo ra cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của quân đội. Mục tiêu của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong nhiệm vụ phòng chống “DBHB” là xây dựng cho cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng, có tinh thần cảnh giác cách mạng và ý chí quyết chiến quyết thắng, luôn luôn trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân.

Tiếp tục quán triệt thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng, Đảng uỷ Quân sự Trung ương, chỉ thị hướng dẫn của Tổng cục chính trị. Nghiên cứu, đề xuất những giải pháp có tính khả thi, đồng thời công tác giáo dục chính trị, tư tưởng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, huy động được sức mạnh tổng hợp của CTĐ,CTCT và kết hợp chặt chẽ với công tác tổ chức, chính sách, dân vận. Một trong những yêu cầu trước hết công tác giáo dục chính trị, tư tưởng phải thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tiến hành.

Trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng phải thường xuyên quan tâm củng cố kiện toàn, nâng cao trình độ chuyên môn và phương pháp, tác phong công tác cho đội ngũ giáo viên, báo cáo viên, cán bộ chính trị, những người chuyên trách viết báo, biên tập sách trong quân đội.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, sớm làm rõ và kết luận những vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn cuộc đấu tranh phòng chống “DBHB” trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng.

“Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, tiếp tục làm sáng tỏ hơn lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta”. Là một trong 6 nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình hiện nay;  Để phòng chống có hiệu quả chiến lược “DBHB” trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng hiện nay, đòi hỏi các cấp, các ngành trong quân đội thường xuyên chú trọng nhiệm vụ tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận nhằm phát triển khoa học xã hội và nhân văn quân sự. Góp phần làm sáng tỏ, vận dụng sáng tạo và bổ sung những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng. Cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn giúp  cho Đảng hoạch định những chủ trương chính sách trong chiến lược xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố quốc phòng, lý luận xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân, xây dựng và phát triển lý luận bảo vệ Tổ quốc XHCN trong thời kỳ mới.

Chú ý khi tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận phải được tiến hành thường xuyên, phải có kết luận, đánh giá, nhận xét trung thực khách quan cả mặt ưu điểm và hạn chế. Rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá trong phòng chống “DBHB” trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng. Để thực hiện tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận có chất lượng, đạt được mục tiêu, yêu cầu đề ra. Đòi hỏi lãnh đạo, chỉ huy các cấp phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo một cách toàn diện, cụ thể thiết thực; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và tạo những điều kiện thuận lợi giúp đội ngũ cán bộ nghiên cứu huy động được sức lực, trí tuệ cao nhất trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; kiên quyết đấu tranh với những thái độ bàng quang, thiếu tinh thần trách nhiệm, làm việc kém hiệu quả.

Ba là, tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo NQTW4 khóa XII trong Đảng bộ Quân đội hiện nay.

Để thực hiện chống phá Quân đội ta trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, các thế lực thù địch luôn luôn tìm nhiều thủ đoạn nhằm vô hiệu hoá vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng, xuyên tạc, phủ nhận những nguyên tắc tổ chức cơ bản trong sinh hoạt, hoạt động lãnh đạo của Đảng; gieo rắc lối sống sa đoạ trong đội ngũ cán bộ, đảng viên nhằm mục tiêu cuối cùng là “phi chính trị hóa” quân đội.

Muốn thực hiện tốt NQTW4 khóa XII thì mỗi cán bộ Đảng viên nghiên cứu, quán triệt học tập và chấp hành nghiêm các quy định không vi phạm vào các biểu hiện suy thoái về chính trị tư tưởng đạo đức lối sống, các biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, trong nội bộ đơn vị.

Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đảng các cấp và vai trò của đội ngũ đảng viên trong quân đội; từ âm mưu, thủ đoạn “DBHB” của các thế lực thù địch chống phá trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng và từ thực trạng công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội về chính trị là nhân tố quyết định giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh phòng chống âm mưu, thủ đoạn “DBHB” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng.

Bốn là, đẩy mạnh các hình thức hoạt động công tác tư tưởng trong quân đội

Khi tiến hành công tác tư tưởng trong quân đội rất phong phú, đa dạng, mỗi hình thức có tính độc lập tương đối của nó và có những yêu cầu biện pháp cụ thể khác nhau. Tuy vậy, nhưng giữa các hình thức có quan chặt chẽ với nhau cùng tạo ra sức mạnh tổng hợp để ngăn chặn, đẩy lùi và tiêu diệt những mầm mống tiêu cực trong quân đội. Thực hiện đồng bộ, phát huy hiệu quả của các hình thức hoạt động công tác tư tưởng sẽ góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng; xây dựng hệ thống các tổ chức trong quân đội vững mạnh, giữ vững và phát huy phẩm chất cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới; đấu tranh có hiệu quả trong nhiệm vụ phòng chống âm mưu “DBHB” trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng của các thế lực thù địch.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biện pháp đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân và tư tưởng cơ hội, thực dụng chặn đà suy thoái về đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ đảng viên

Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn coi chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù của những người cách mạng, trái với đạo đức cách mạng. Người cho rằng, kẻ địch gồm 3 loại: chủ nghĩa tư bản và bọn đế quốc xâm lược; thói quen, truyền thống lạc hậu; chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng tư sản ẩn nấp trong mỗi người chúng ta. Trong 3 kẻ địch đó thì chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù nguy hiểm nhất, là giặc nội xâm, bạn đồng hành của 2 loại kẻ thù kia. Nó tồn tại dai dẳng trong mỗi người cán bộ, đảng viên, luôn chờ cơ hội để ngóc đầu dậy. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Chủ nghĩa cá nhân trái với đạo đức cách mạng, nếu nó còn lại trong mình, dù là ít thôi, thì nó sẽ chờ dịp để phát triển, để che lấp đạo đức cách mạng, để ngăn trở ta một lòng, một dạ đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng”

Trong thực tiễn cuộc sống, chủ nghĩa cá nhân và tư tưởng cơ hội, thực dụng biểu hiện đa dạng, phong phú, dưới mọi hình thức. Những người mang nặng chủ nghĩa cá nhân và tư tưởng cơ hội, thực dụng luôn có động cơ vụ lợi, tham vọng lớn, cả trong ý nghĩ lẫn hành động. Đôi khi, để đạt được mục đích cá nhân, họ sẵn sàng tìm mọi cách luồn lách, len lỏi, triệt để lợi dụng sự sơ hở của cơ chế, chính sách, sự yếu kém của công tác quản lý để đục khoét của công, biến của công thành của riêng. Những lúc cách mạng gặp khó khăn, hoặc chuyển giai đoạn là lúc những người mang nặng chủ nghĩa cá nhân và tư tưởng cơ hội, thực dụng lộ rõ nguyên hình. Chủ nghĩa cá nhân và tư tưởng cơ hội, thực dụng tồn tại dưới nhiều cấp độ. Ở cấp độ thấp, nó có mặt mọi lúc, mọi nơi, trong mọi lĩnh vực. Ở cấp độ cao, nó có sức mạnh ghê gớm, có thể làm lũng đoạn tổ chức, xóa nhòa ranh giới giữa cái tốt với cái xấu. Nó là thứ giặc nội xâm, một loại vi khuẩn độc hại, một thứ ung nhọt ẩn náu trong cơ thể Đảng.

Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân và tư tưởng cơ hội, thực dụng, chặn đà suy thoái về đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên là vấn đề cấp thiết. Trong điều kiện hiện nay, để đấu tranh có hiệu quả với những căn bệnh này, cần tập trung vào một số biện pháp chủ yếu:

Nâng cao giác ngộ chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên: Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân và tư tưởng cơ hội, thực dụng chỉ thực sự có hiệu quả khi mỗi cán bộ, đảng viên hiểu rõ mục tiêu lý tưởng, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng; nhiệm vụ, tiêu chuẩn, tư cách, đạo đức cách mạng của người cộng sản; hiểu rõ nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, tác hại của chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng. Mỗi cán bộ, đảng viên dù ở bất cứ cương vị nào cũng phải hiểu đúng, làm đúng di huấn của Hồ Chí Minh: “Ngoài lợi ích của dân tộc, của tổ quốc, Đảng ta không có lợi ích nào khác... vô luận lúc nào, việc gì, đảng viên, cán bộ cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, trước hết” .

Thực hiện nghiêm tự phê bình và phê bình: Mỗi cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng phải đề cao trách nhiệm, đấu tranh loại trừ tham nhũng, lãng phí, quan liêu; nêu cao vai trò tiên phong, nói đi đôi với làm, nói và làm đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực sự là tấm gương về mọi mặt cho quần chúng noi theo. Cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ chủ chốt trong các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các tổ chức quần chúng phải tự phê bình và phê bình với tinh thần đồng chí trong sáng, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau; nghiêm túc, khoan dung, thấu tình đạt lý; tự giác, tự nguyện, trung thực, kiên quyết; khách quan, dũng cảm, xuất phát từ cái tâm trong sáng. Kiên quyết chống tư tưởng cục bộ, kèn cựa, bản vị hẹp hòi, địa phương chủ nghĩa làm tổn hại đến tình cảm đồng chí, làm suy yếu sức mạnh đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách: Quán triệt sâu sắc vị trí, vai trò và duy trì thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tạo sự thống nhất về chính trị, tư tưởng, tổ chức, làm cho Đảng trở thành một khối thống nhất, có kỷ luật chặt chẽ, sức chiến đấu cao. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của các tổ chức đảng và của từng đảng viên, khắc phục tình trạng độc đoán, chuyên quyền. Phát huy dân chủ phải đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, chống dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan, dân chủ vô chính phủ.

Làm tốt công tác kiểm tra giám sát: Công tác kiểm tra, giám sát phải bám sát vào nhiệm vụ chính trị của đơn vị, tình hình thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng. Nội dung kiểm tra, giám sát phải toàn diện song phải có trọng tâm, trọng điểm. Qua kiểm tra, giám sát phát hiện và ngăn ngừa, xử lý nghiêm những đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật nhà nước. Kiên quyết đưa ra khỏi Đảng những người mang nặng chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng, thoái hóa biến chất về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, nói và làm trái với đường lối, quan điểm của Đảng, những đảng viên tham ô, tham nhũng, gây chia rẽ bè phái, mất đoàn kết nội bộ...

Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng phong cách đạo đức Hồ Chí Minh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống, nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà củng cố và phát triển. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên cần phải tích cực học tập, rèn luyện, thấm nhuần đạo đức cách mạng cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải có quyết tâm sửa lỗi, không hiếu danh, không kiêu ngạo, ít lòng ham muốn vật chất. Phải vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân, biết hy sinh lợi ích cá nhân, phục tùng lợi ích tập thể, đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân. Mỗi cán bộ, đảng viên phải nói và làm theo nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của nhà nước. Kiên quyết xử lý những cán bộ, đảng viên nói và làm trái với nguyên tắc, điều lệ Đảng, vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định những điều đảng viên không được làm.

 ST

 

 

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét