NHỮNG
ĐIỂM CHÚ Ý KHI CHIA SẺ THÔNG TIN TRÊN MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN
TRONG QUÂN ĐỘI
Chia sẻ thông tin (sharing
information) trên mạng xã hội là việc lan truyền thông tin theo những mục đích
nhất định của các cá nhân, tổ chức. Những thông tin trên mạng có tác động rất lớn
đối với mỗi cá nhân và cộng động, nếu chúng ta chia sẻ không đúng, chia sẻ những
thông tin xấu độc. Vì vậy, đối với mỗi cán bộ, đảng viên cần hết sức chú ý khi
tiếp nhận và chia sẻ các thông tin trên mạng xã hội. Quá trình chia sẻ thông
tin trên mạng xã hội cần chú ý một số vấn đề sau:
Trước hết mỗi cán bộ, đảng
viên cần đứng vững trên lập trường của Đảng, quán triệt và nắm vững đường lối,
chủ trương của Đảng, Pháp luật Nhà nước để có cơ sở đấu tranh với các thông tin
xấu độc, các quan điểm sai trái và để việc chia sẻ các thông tin không bị các
thế lực thù địch lợi dụng.
Mặt khác, cần nắm vững tính
năng, tác dụng, phương pháp chia sẻ (share) trên MXH để phát huy một các hiệu
quả việc lan truyền các thông tin tốt đẹp, những việc làm cao thượng và các bài
viết đấu tranh “chống diễn biến hòa bình” trên mạng xã hội.
Bên cạnh đó, cán bộ, đảng
viên cần tìm hiểu chính xác thông tin cần chia sẻ: đó là thông tin về vấn đề
gì?; phạm vi thông tin; thời gian cung cấp thông tin. Cần xác định thông tin
chính, thông tin có tác dụng bổ trợ, giải thích, thuyết phục, chứng minh... cho
thông tin chính, những thông tin mang tính chất tham mưu, tư vấn.
Xác định rõ mục đích chia sẻ
thông tin. Chia sẻ thông tin là để thể hiện quan điểm cá nhân, đồng tình hoặc
không đồng tình, với một vấn đề nào đó hoặc để mọi người cùng biết về thông tin
đó nhiều hơn. Chia sẻ để tuyên truyền hay đấu tranh với các quan điểm sai trái
để từ đó lụa chọn hình thức, phương pháp chia sẻ cho phù hợp.
Chú ý lựa chọn đối tượng để
chia sẻ thông tin cho phù hợp: Chia sẻ rộng rãi, trên Dòng thời gian của bản
thân hay của một người bạn, trong nhóm (Groups) …
Khi chia sẻ cần chú ý nên chia
sẻ các thông tin đã được kiểm chứng, theo đúng các phát ngôn của các cơ quan
Nhà nước, những thông tin mà nhiều người thấy hứng thú và quan tâm nhưng mang
tính tích cực. Chia sẻ các bài viết có giá trị trong đấu tranh chống các thông
tin sai trái, xấu độc. Kết hợp chặt chẽ chia sẻ bằng ngôn ngữ với bằng âm
thanh, hình ảnh, video… để làm tăng độ thuyết phục và độ tin cậy của thông tin.
Khi chưa chắc chắn về một điều
gì đó thì không nên chia sẻ lên mạng xã hội. Không chia sẻ chi tiết các thông
tin cá nhân; địa chỉ liên hệ, hình ảnh của cơ quan, đơn vị; những suy nghĩ, cảm
xúc thể hiện thái độ tiêu cực, than thở; những
thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, uy tín của cá nhân, tổ chức, các
quan điểm bất mãn, chống đối Đảng, Nhà nước.
Khi nhận thấy thông tin mình
chia sẻ bị sai, sẵn sàng xóa và đăng tin đính chính sau khi đã xác minh lại. Đồng
thời, cần ứng xử khéo léo với những người chia sẻ thông tin sai. Chúng ta nên
có cách phản hồi đúng, chính xác để họ cân nhắc lại vấn đề mình đang nói đến.
Sự phát triển mạng xã hội hiện nay
bên cạnh mặt tích cực, cũng mang lại nhiều hệ quả tiêu cực, tác hại không hề
nhỏ đối với xã hội, trong đó có quân đội ta. Nhất là trong tình hình hiện nay,
các thế lực thù địch, phản động luôn coi mạng xã hội là một trong những phương
tiện hữu hiệu để tuyên truyền tác động chuyển hóa tư tưởng nhằm thực hiện âm mưu
“phi chính trị hóa” quân đội…Chính vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên trong quân đội
cần phải có những kỹ năng cần thiết trong chia sẻ thông tin trên mạng xã hội để
góp phần nâng cao nhận thức, định hướng tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ, cho nhân
dân trước những thông tin xấu độc, sai trái; góp phần quan trọng giữ vững trận
địa tư tưởng của Đảng trong quân đội.
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét