NHẬN THỨC
ĐÚNG BẢN CHẤT CỦA CÁI GỌI LÀ “CÁCH MẠNG SẮC MÀU”
Nếu
như các nhà lý luận của giai cấp tư sản tự do cho rằng cách mạng xã hội là một
hiện tượng ngẫu nhiên, thì trái lại, chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng các cuộc
cách mạng là kết quả tất nhiên của sự phát triển của các xã hội chia thành giai
cấp đối kháng. Các cuộc cách mạng hoàn thành quá trình tiến hóa, quá trình chín
muồi dần dần của những điều kiện của một chế độ xã hội mới trong lòng chế độ xã
hội cũ, hoàn thành quá trình tích lũy dần dần những mâu thuẫn giữa cái mới và
cái cũ. Cách mạng giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ
sản xuất cũ, dùng bạo lực phá hủy quan hệ sản xuất quá thời và mở rộng đường
phát triền cho lực lượng sản xuất.
Vấn
đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền. Phải trải qua đấu tranh
giai cấp quyết liệt mới chuyển được chính quyền từ giai cấp phản động thống
trị, giai cấp kìm hãm sự phát triển của xã hội sang giai cấp cách mạng. Cách
mạng là hình đấu tranh giai cấp cao nhất. Không nên lẫn lộn cách mạng xã hội
với cái gọi là “cách mạng trong cung điện” với những cuộc đảo chính, tuần hành,
biểu tình trên đường phố. v.v. Những cuộc đảo chính chỉ là dùng bạo lực thay
đổi chính phủ, chỉ là những người hay tập đoàn của cùng một giai cấp thay thế
nhau nắm chính quyền, còn đặc điềm cơ bản của cách mạng xã hội là hoàn toàn
biến đổi chế độ, là chuyển chính quyền từ giai cấp này sang giai cấp khác. Tuy
nhiên, không thể gọi tất cả mọi cuộc lật đổ, trong đó một giai cấp này dùng bạo
lực lật đổ một giai cấp khác là cách mạng được. Nếu giai cấp phản động gây ra
một cuộc nổi dậy chống giai cấp tiến bộ, nếu giai cấp phản động lại chiếm chính
quyền, đó không phải là cách mạng nữa, mà là phản cách mạng. Cách mạng là việc
giai cấp tiến bộ lên nắm chính quyền, mở đường cho một sự phát triển mới của xã
hội.
Đối
chiếu với những diễn biến và kết quả các cuộc biểu tình, bạo động vũ trang, bạo
loạn lật đổ, đảo chính bất hợp pháp ở một số quốc gia thuộc Liên Xô trước đây
và Đông Âu (vào thập niên cuối thế kỷ XX) và ở Trung Đông, Bắc Phi trong (những
thập niên đầu thế kỷ XXI) với quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin nêu trên cho phép
chúng ta khẳng định, đó không phải một cuộc cách mạng xã hội đúng nghĩa, mà
thực chất là phản cách mạng. Bởi, tính chất của cách mạng là do những nhiệm vụ
xã hội mà nó thực hiện, quyết định. Ví như, nhiệm vụ của Cách mạng Pháp năm
1789 là thủ tiêu chế độ phong kiến đang kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản
xuất và ngăn cản không cho người ta mở đường cho quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa phát triển trên cơ sở lực lượng sản xuất ấy. Đó là một cuộc cách mạng tư
sản cũng như những cuộc cách mạng 1848 - 1849 trong nhiều nước châu Âu. Còn
cách mạng vô sản xã hội chủ nghĩa khác về căn bản với tất cả những cuộc cách
mạng trước. Đây là cuộc cách mạng vĩ đại nhất chưa từng thấy trong lịch sử vì
nó biến đổi đời sống nhân dân một cách sâu sắc nhất. Chỉ có cách mạng vô sản
lập nên chuyên chính của giai cấp vô sản, giai cấp cách mạng nhất trong lịch sử
nhân loại, mới có thể tiêu diệt mọi hiện tượng người bóc lột người. Cách mạng
xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại là một kiểu mẫu của cách mạng vô sản.
“Cách
mạng là tiêu diệt những cái gì xấu, xây dựng những cái gì tốt. Chúng ta làm
cách mạng để tiêu diệt chế độ thực dân, phong kiến, để xây dựng dân chủ mới” hay
“Mục đích của cách mạng là xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, tự
do, giàu mạnh. Làm cho nhân dân được hưởng hạnh phúc và xây dựng một xã hội
sung sướng, vẻ vang”. (Hồ Chí Minh)
Trong
khi đó, cái gọi là “cách mạng sắc màu” (colour revolution) hay còn được biết
đến với những tên gọi như “cách mạng cam / nhung /hạt dẻ / hoa hồng / hoa
tulip...” (ở Trung Đông, Bắc Phi); hay “cách mạng đường phố” (Maidan ở
U-crai-na, ô/dù ở Hồng Kông); hoặc “cách mạng nghị trường” ở Gru-zi-a,
Vê-nê-zu-ê-la... là thuật ngữ dùng để chỉ các phong trào biểu tình quần chúng
(thường là lực lượng thanh niên cấp tiến có tư tưởng của chủ nghĩa phát xít
mới). Đó là các cuộc chính biến do phương Tây và các lượng lượng thân phương
Tây ở chính các quốc gia đó can dự vào nội bộ của các quốc gia có chủ quyền,
đặc biệt là các nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa, thông qua việc thiết kế lực
lượng đối lập, dựa vào sức ép dư luận, lấy con bài dân chủ, nhân quyền với ngòi
nổ là vấn đề dân tộc, tôn giáo nhằm đẩy các nước rơi vào khủng hoảng chính trị
trầm trọng, tạo điều kiện cho phe đối lập lật đổ chính quyền, thiết lập chế độ
mới thân phương Tây, đem lại lợi ích chủ yếu cho giới tài phiệt mà không đem
lại sự thay đổi chế độ chính trị một cách triệt để, mà đa phần chỉ thay đổi
liên minh chính trị bên trong hệ thống chính trị hiện tại. Trên thực tế, chẳng
những đại đa số quần chúng không được hưởng bất cứ thành quả gì từ các cuộc
chính biến đó - điều mà những thủ lĩnh của các cuộc chính biến từng hứa hẹn -
mà còn phải chịu thêm cảnh thương vong, đói nghèo, bệnh tật và mất quyền tự do,
dân chủ nhiều hơn so với trước khi nó xảy ra… Chính vì thế, những cuộc chính
biến đó không thể gọi là cách mạng được.
Một
số nhà nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân sâu xa của “cách mạng sắc màu” từ hai
cách tiếp cận: Thứ nhất, tiếp cận từ góc độ xung đột lợi ích
địa chính trị giữa phương Đông và phương Tây sau chiến tranh lạnh, “cách mạng
sắc màu” là công cụ của phương Tây dùng để củng cố, mở rộng gia tăng phạm vi
ảnh hưởng toàn cầu bằng việc thúc đẩy mô hình chính trị với các giá trị dân
chủ. Thứ hai, nhấn mạnh vào các phong trào đối lập lại khá lạc
quan khi cho rằng “cách mạng màu” là quá trình dân chủ hoá. Họ cho rằng “cách
mạng sắc màu” phản ánh khuynh hướng của phe đối lập nhằm đạt được sự đột phá về
dân chủ trong bầu cử chính trị để phê phán các trường hợp gian lận trong bầu
cử, từ đó lên án những hành động phản dân chủ của liên minh cầm quyền. Trong
khi đó, một số học giả cho rằng, “cách mạng sắc màu” là mưu kế then chốt nhằm
áp đặt trật tự thế giới mới do Mỹ đứng đầu. Đây là một chiến thuật chính trị
che giấu sự mở rộng của NATO và ảnh hưởng của Mỹ đến các vùng biên giới của
Nga, thậm chí cả Trung Quốc. Mục tiêu cơ bản trong chiến lược của Mỹ là bao vây
Nga và Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự nổi lên của những thách thức đối với quyền
lực của Mỹ trong khu vực và trên toàn cầu.
Căn cứ vào lý luận và thực tiễn thì tuyệt nhiên không thể gọi những hoạt động/hành động chính biến nêu trên là “cách mạng sắc màu” được, mà thực chất đó là phản cách mạng
ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét