MỸ KHÔNG QUÁ BẬN TÂM ĐẾN NGA NHƯ KỲ VỌNG CỦA ANH EM “RÂN
CHỦ TIẾN BỘ” TỰ PHONG ĐÂU!
Hôm
nay CNN có bài chửi Donald Trump - cựu Tổng thống Hoa Kỳ - cựu diễn viên truyền
hình thực tế - tỉ phú thực dụng - siêu thần tượng của rất nhiều người Việt Nam
- chẳng ra cái thể thống gì.
Lý
do bị chửi là anh già này đã sử dụng hai chữ “thiên tài” để mô tả về Putin vào
thời điểm ông ta ra lệnh khai hoả về phía Ukraine (mặc dù sau đó vài ngày Trump
đã chữa lại bằng cách lên án cuộc tấn công).
Trong
khi phản ứng của đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden những ngày qua chẳng những
làm cho Zelensky thất vọng mà còn khiến mấy anh em “rân chủ tiến bộ” tự phong
tụt hứng.
Hãy
nhớ rằng, Liên bang Nga không phải đối tượng số 1 được Mỹ “quan tâm” trong thế
kỷ 21.
Nga
tuy nắm trong tay kho vũ khí hạt nhân lớn, đất rộng, nhưng người thì không đông
(140 triệu), nền kinh tế thì dựa vào đào bơm hút, khoa học công nghệ chậm phát
triển… Trong nửa thế kỷ mới, Nga không đủ tiềm lực, khả năng, đặc biệt là quyền
lực mềm để mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra ngoài Châu Âu.
Trung
Quốc mới là đối tượng “quan tâm” số 1 của Hoa Kỳ, là mối bận tâm của mọi lãnh
đạo nước Mỹ cho dù họ xuất thân từ Dân chủ hay Cộng hoà. Chiến lược xoay trục
sang Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương được giới chính trị và học giả Mỹ quan tâm
sâu sắc.
Trung
Quốc mới thực sự là siêu cường, là mối đe doạ số 1 đến vị thế nước Mỹ. Với dân
số 1,4 tỉ người (gấp 10 lần Nga), kinh tế trỗi dậy, khoa học kỹ thuật tiến bộ
mau chóng, người Trung Quốc vươn vòi bạch tuộc của họ những cánh đồng, hầm mỏ,
đất đai các nước Châu Phi đến những hầm rượu vang miền nam nước Pháp, cho nhiều
quốc gia Châu Á và Mỹ La tinh vay nợ… Ông Tập Cận Bình không che giấu tham vọng
đưa Trung Quốc thành siêu cường số 1, mở rộng phạm vi ảnh hưởng ra toàn thế
giới.
Mỹ
và phương Tây muốn làm nước Nga suy yếu nhưng không muốn chi nhiều tiền cho
nhiệm vụ này. Đương nhiên là họ sẽ không quyết định kết nạp Ukraine vào NATO
đâu. Một đất nước Ukraine hỗ loạn, chính trị rối ren, luôn làm cho Putin đau
đầu, có lẽ là phù hợp với “nguyện vọng” của phương Tây.
Toàn
bộ nguồn lực họ phải dành để “quan tâm” người khổng lồ Trung Quốc.
Mỹ
cũng sẽ cân nhắc trong việc “xử lý” Putin, bởi họ hiểu rằng dồn Nga vào đường
cùng cũng đồng nghĩa với việc đẩy Nga về gần Trung Quốc. Lâu nay, Nga với Trung
Quốc vẫn ủng hộ nhau trong các vấn đề quốc tế, đặc biệt là trong các mối quan
hệ với phương Tây. Nhưng dù sao họ cũng độc lập tương đối. Thế TRẬT TỰ ĐA CỰC
thế giới hình thành từ sau chiến tranh lạnh đến nay, nếu Mỹ ”quá tay” với Nga,
Nga thực sự trở thành đồng minh với Trung Quốc và một số quốc gia “tay chân”
của 2 anh này, thì sẽ hình thành TRẬT TỰ THẾ GIỚI HAI PHE rất nguy hiểm.
Việt
Nam cầu mong tình huống này không xảy ra, bởi chúng ta sẽ rất khó sống nếu một
lần nữa “mắc kẹt” giữa hai phe.
Một
số anh có lối suy nghĩ rằng không lên án, chửi bới Putin, không đứng về đa số
các quốc gia lên án thì nếu mình rơi vào trường hợp tương tự thì ai sẽ bảo vệ
mình? Các anh thử giở sách ra đọc xem khi Mỹ đưa quân vào miền Nam Việt Nam, cả
quân chư hầu nữa, thì bao nhiêu quốc gia trên thế giới lên tiếng bảo vệ chúng
ta? Khi Trung Quốc xua quân sang xâm lược biên giới Việt Nam năm 1979 thì “thế
giới văn minh” phản ứng thế nào? Luật pháp quốc tế nào được áp dụng? Các bạn có
nhớ trong chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam, cả 2 miền Nam, Bắc nhận viện trợ của
bên ngoài thì đã phải lệ thuộc, phụ thuộc, chịu sức ép của họ như thế nào
không? Thậm chí họ mặc cả, đổi chắc sau lưng chúng ta như thế nào?
Và
bây giờ, các anh thử liên hệ với Joe Biden xem ông ấy có sẵn sàng bán, cung
cấp, chuyển giao cho Việt Nam hạ tầng quốc phòng chiến lược không?
Thế
giới có pháp luật, có đạo lý, có các hiệp định hiệp ước… Nhưng lợi ích quốc gia
là tối thượng. Sự vận hành của cấu trúc an ninh hiện đại cũng dựa trên lợi ích
của các bên mà thôi.
Tại
sao Ấn Độ bỏ phiếu trắng, cho dù Thủ tướng Ấn Độ cũng đã gọi điện cho Tổng thống
Nga để bày tỏ không đồng tình và đề nghị chấm dứt hành vi quân sự? Xin thưa
rằng, từ sau Thế chiến 2 đến nay, Ấn Độ, Đức, Nhật Bản đã dần trở lại, không
ngừng phát triển thành các thế lực mạnh, họ cũng đang có nhu cầu tái cấu trúc
an ninh quốc tế, một cấu trúc mà họ thể hiện vai trò cường quốc của mình. Tôi
phê bình Nga, thậm chí tham gia tích cực để ngăn chặn chiến tranh, nhưng tôi
không chửi bới, không lên án, bởi tôi cân nhắc tổng thể quyền lợi quốc gia của
mình.
Chiều
nay có anh comment vào FB tôi hỏi: nếu Trung Quốc đánh Việt Nam thì có đi chiến
đấu không? Đương nhiên là có. Hàng ngàn năm nay dân tộc Việt Nam này đã phải
nhiều phen chiến đấu chống lại những kẻ thù mạnh nhất thế giới, trong đó có 3
nước là thành viên Hội đồng bảo an LHQ: Pháp, Mỹ, Trung Quốc.
Nhưng
bài học lớn nhất mà cha ông để lại cho chúng ta là bài học hòa hiếu đễ giữ
nước, là bài học xây dựng chế độ “vua sáng tôi hiền”, “đại đoàn kết dân tộc”,
đừng để rơi vào tình huống “chính sự phiền hà, lòng dân oán hận” (như Nguyễn
Trãi từng tổng kết) tạo cớ cho ngoại bang can dự, xâm lăng.
Việt
Nam làm bạn với tất cả các nước! Các cậu đánh nhau thì tớ can, tớ nói điều hơn
lẽ thiệt, nhưng đừng có kéo tớ vào, nhé!
Còn
tớ, người viết bài này này, yêu nước là cần cù lao động, làm ra nhiều sản phẩm,
hàng tháng đóng thuế để xây dựng đất nước, còn dư giả được đồng nào có thể thì
giúp đỡ đồng bào yếu thế hơn mình!
dongtuan.k11 - st
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét