Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2022

 LÃ MINH THUẬN KẺ KHUYẾT TẬT VỀ TRI THỨC NHÂN CÁCH

Đọc bài viết: “Giáo dục không chỉ có những chuyện lùm xùm bề nổi” của Lã Minh Thuận thật là nực cười! Tại sao đã cố công viết mà lại không viết nốt cái đuôi phía sau? Bởi vì, vế phía sau ấy là một nền giáo dục luôn song hành cùng đất nước, đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội. Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân cả nước vẫn luôn tin tưởng vào sự nghiệp giáo dục của nước nhà bằng một niềm tin mãnh liệt.

Xin thưa! Những vụ việc “lùm xùm” mà họ Lã kia kể ra ngay từ đoạn mở đầu chỉ là những “con sâu”, “hạt sạn” không thể làm giáo dục trở thành “điểm nóng”, trở thành “tâm bão” của tiêu cực xã hội và càng không khiến những người trong cuộc nao núng, trái lại họ càng thêm quyết tâm nỗ lực, phấn đấu để có thể chiếm trọn niềm tin của xã hội đối với sự nghiệp “trồng người” cao cả. Mụ ta cho rằng, giáo dục đang “kéo theo những hệ lụy ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của những người thầy có tâm huyết với nghề”! Vậy xin hỏi, những người thầy tâm huyết với nghề là ai? Đó chắc chắn không phải là câu chuyện của chính mụ - một người dạy văn mà khuyết tật cả về tri thức và nhân cách

Ô hay thật! Mụ ta khoe cái chuyện mà mụ gọi là “ấm ức suốt 2 năm”: Một bản thảo Ngữ Văn xuyên suốt 12 năm do chính hắn biên soạn với cái tên rất kêu “cơ bản, nâng cao, mở rộng”,  “cẩm nang” dành cho “thi lớp chuyên, học sinh giỏi” đang bị đình trệ xuất bản. Chắc có lẽ mụ ta chưa nắm chắc về quy trình để được xuất bản một cuốn sách, một tác phẩm ở Việt Nam rồi! Mụ ta vừa đi, đi vừa chửi lẩm bẩm 1 mình lại đổ lỗi cho dự án tổng thể đổi mới chương trình, phương pháp dạy học mà đến giờ vẫn chưa thấy gì! Bởi vì, chính bản thân Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nhận định, giáo dục và đào tạo là quá trình liên tục, lâu dài. Thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo không phải là một đội quân, mà là các thầy cô giáo, các em học sinh, sinh viên, cán bộ quản lý giáo dục, tổ chức xã hội, doanh nghiệp… và các bậc phụ huynh. Nhiệm vụ quan trọng là tập hợp các nguồn lực để tạo được một số chuyển biến tích cực, có tính đột phá trong giáo dục, nhờ đó tạo được niềm tin. Khi xã hội có niềm tin thì công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo sẽ thuận lợi. 

Họ Luận còn đưa ra dẫn chứng đứa cháu của mụ có 1 công trình nghiên cứu khoa học được bên Nhật chấp nhận và mời sang học, nhưng mụ nghĩ cứ vác cái gọi là “công trình nghiên cứu” mà chưa giải trình được giá trị hay hạn chế của nó lại định “ôm của, chạy lấy người”, tự do mang cái được mụ gọi làkhát vọng cá nhân” sang nước khác đơn giản như “đi chợ” vậy! Và ở lời kết của bài viết “ngu dốt” ấy, mụ tuyên bố hùng hồn: “Chính sách giáo dục bảo thủ phản khoa học của Việt Nam đã giết chết tài năng và những người thầy tâm huyết?”, đúng là đã ngu dốt lại còn khuyết tật về chính trị, kẻ tâm thần tự cho mình là người giỏi nhất.

 Chúng ta không thể quên những hình ảnh người thầy, người cô vượt đèo, lội suối để đến trường dạy học mỗi ngày. Càng không thể nào quên hình ảnh các thầy, cô giáo đã tình nguyện hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình để đem con chữ đến những bản làng xa xôi, thậm chí là “thâm sơn cùng cốc”, sẵn sàng cõng hàng chục cân lương thực vượt đèo cao, suối sâu để học sinh của mình kịp bắt đầu năm học mới. Còn biết bao câu chuyện cảm động khác về các thầy cô hết mình cho sự nghiệp giáo dục. Nhưng có lẽ đối với mụ - một người giáo viên dạy văn bị “mù chữ, khuyết tật nhân cách” đã cố tình quên. Cuối cùng, mụ gào lên “Nếu bỏ nghề thì biết đâm đầu vào đâu mà sống?”. Xin trả lời rằng, “sống” phải có giá trị, nếu “sống” mà “hại dân, hại nước, hại nền giáo dục” thì sớm muộn cũng sẽ bị đào thải thôi Lã Minh Luận ạ!

 ST

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét