KINH NGHIỆM KHI PHÁT HIỆN CÁC
DẤU HIỆU CÓ THỂ PHÁT SINH THÀNH ĐIỂM NÓNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
Trọng Đại
Trong những năm qua, các điểm
nóng chính trị - xã hội đã xuất hiện ở nước ta với những quy mô, tính chất, mức
độ khác nhau. Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp đã đã có nhiều chủ trương,
biện pháp để ngăn ngừa, phòng tránh, giải quyết, xử lý các điểm nóng chính trị
- xã hội, giữ ổn định đất nước. Tuy nhiên, các điểm nóng chính trị - xã hội vẫn
tiếp tục nảy sinh với số lượng ngày càng nhiều, mật độ ngày càng lớn và tính
chất ngày càng phức tạp hơn. Điều đó đòi hỏi chúng ta phải thực sự quan tâm
nghiên cứu vấn đề này. Trong đó, việc đúc rút kinh nghiệm từ quá trình giải
quyết, xử lý các điểm nóng chính trị - xã hội diễn ra gần đây đang trở thành
một yêu cầu cấp thiết.
Từ thực tiễn giải quyết các điểm
nóng chính trị - xã hội, có thể rút ra một số kinh nghiệm ở giai đoạn phát hiện
điểm nóng như sau:
Lắng
nghe ý kiến của nhân dân và luôn thượng tôn pháp luật, mở rộng dân chủ trong
các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Việc
thực thi công vụ chính quyền cơ sở trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, không phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của địa phương
là một trong những nguyên nhân phát sinh điểm nóng chính trị - xã hội. Do vậy,
phát huy hiệu lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy đảng, chính quyền,
các đoàn thể xã hội, tổ chức quần chúng; bảo đảm quyền làm chủ và lợi ích hợp
pháp của nhân dân; ngăn chặn các biểu hiện suy thoái, tham nhũng, tiêu cực, mất
đoàn kết trong đội ngũ cán bộ, đảng viên ở cơ sở;… là cơ sở quan trọng để ngăn
chặn điểm nóng chính trị - xã hội xảy ra.
Khi
phát hiện các dấu hiệu có thể phát sinh thành điểm nóng chính trị - xã hội phải
nắm chắc tình
hình an ninh, trật tự tại địa bàn; những mầm mống phát
sinh mâu thuẫn, tranh chấp và vấn đề quần chúng tập trung khiếu kiện; quy mô,
khẩu hiệu và cấp độ khiếu kiện; những đòi hỏi của quần chúng; số tổ chức, cá
nhân cầm đầu kích động; ý đồ của họ; những dấu hiệu có thể trở thành điểm nóng,
chuẩn bị gấy rối an ninh, trật tự, bạo loạn. Nắm chắc âm mưu, hoạt động của các
đối tượng chính trị, hình sự tại địa bàn; chú ý phát hiện dấu hiệu địch móc
nối, kích động, chỉ đạo. Mối quan hệ giữa các đối tượng ở địa bàn với các đối
tượng ở các vùng lân cận và số từ nơi khác đến.
Đánh
giá đúng tình hình và dự báo khả năng diễn biến tình huống có thể xảy ra.
Nắm chắc nội dung, tính chất, phạm vi, mức độ sự việc khiếu kiện của quần
chúng; nguyên nhân làm nảy sinh tranh chấp, khiếu kiện. Những biện pháp chính
quyền đã triển khai thực hiện, hiệu quả, tồn tại. Tăng cường vận động thuyết phục nhân dân thực
hiện đúng quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Lập đoàn công tác
do đồng chí lãnh đạo cấp ủy hoặc chính quyền đứng đầu, với sự tham gia của các
ban, ngành, đoàn thể liên quan để xuống địa bàn trực tiếp nghe cấp ủy, chính
quyền, các đoàn thể và đại diện quần chúng phản ánh, từ đó xem xét, giải quyết
công khai, kịp thời ngay tại cơ sở. Tổ chức
tuyên truyền, vận động quần chúng bình tĩnh, ủng hộ giải pháp của chính quyền;
tập trung lao động sản xuất, không làm phức tạp tình hình. Tiến hành
thành tra làm rõ những nội dung khiếu kiện, tố cáo của quần chúng, sớm kết
luận, công bố và giải quyết để ổn định tình hình.
Có
biện pháp chỉnh đốn, củng cố ngay tổ chức, cán bộ và hoạt động của các tổ chức
cơ sở đảng, chính quyền, đoàn thể và đội ngũ
cán bộ đảng viên đảm bảo hiệu lực lãnh đạo, quản lý. Huy động lực lượng đủ mạnh để sẵn sàng giải
quyết kịp thời diễn biến tình hình phức tạp có thể xảy ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét