Giống như C.Mác và Ph.Ăng-ghen trong thế kỷ 19, V.I.Lênin xuất
hiện trong thế kỷ 20 với tư cách là một nhà bác học vĩ đại nhất trong cách mạng
và thực hiện cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong khoa học; là một trong những người
có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20.
Chủ nghĩa Lênin trở thành cấu phần rất quan trọng trong nền
tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và là kim chỉ nam cho hành động của
các Đảng cộng sản trên thế giới.
Lênin là người kế tục trung thành, bảo vệ và phát triển sáng
tạo các học thuyết khoa học, cách mạng của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác, đã
lãnh đạo Đảng Cộng sản Bolshevik (b) và nhân dân Nga làm cuộc cách mạng long trời
lở đất, xóa bỏ chế độ áp bức, bóc lột người; giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, mở ra thời đại mới-thời đại quá độ từ chủ
nghĩa tư bản (CNTB) lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) và cách mạng vô sản (CMVS) trên
phạm vi toàn thế giới.
Với việc bảo vệ và phát triển sáng tạo cả 3 bộ phận cấu thành
chủ nghĩa Mác trước sự tấn công từ nhiều phía của các thế lực thù địch và cơ hội
chính trị, Lênin đã bổ sung, phát triển toàn diện, đồng bộ cả 3 bộ phận cấu
thành chủ nghĩa Mác: Triết học, Kinh tế học chính trị và Chủ nghĩa xã hội khoa
học với hệ thống luận điểm mới, sáng tạo; nâng tầm cao thế giới quan, nhân sinh
quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác, đáp ứng những
đòi hỏi cấp bách của cuộc CMVS trong giai đoạn CNTB độc quyền chuyển thành chủ
nghĩa đế quốc-đêm trước của CMVS.
Sự cống hiến vĩ đại của Lênin đã làm cho chủ nghĩa Mác sống
động hơn, trở thành hệ thống lý luận hoàn bị nhất, chắc chắn nhất, trở thành
“công cụ nhận thức vĩ đại” để giai cấp công nhân nhận thức và cải tạo thế giới.
Với ý nghĩa đó, chủ nghĩa Lênin được coi là sản phẩm phát
triển chín muồi của chủ nghĩa Mác trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, là sự hội tụ,
kết tinh, liên tục đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững hệ tư tưởng vô sản,
khẳng định sự tất thắng của mục tiêu, con đường đi tới CNXH của giai cấp công
nhân và nhân loại tiến bộ trong thời đại cách mạng XHCN.
Lênin đã nâng tầm cao uy tín, vị thế, giá trị và ý nghĩa lý
luận-thực tiễn của chủ nghĩa Mác; nêu tấm gương mẫu mực về sự trung thành, đổi
mới sáng tạo trong kế thừa, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-hệ tư tưởng của
giai cấp vô sản trong điều kiện lịch sử mới.
Lênin coi chủ nghĩa Mác là một hệ thống mở, bởi ông cho rằng
lý luận của C.Mác mới chỉ đặt nền móng cho một bộ môn khoa học mà những người cộng
sản cần phải phát triển hơn nữa, nếu không muốn trở thành lạc hậu và bị cuộc sống
đào thải.
Sự thống nhất biện chứng về quan điểm, lập trường thế giới
quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng giữa chủ nghĩa Mác
và chủ nghĩa Lênin đã gắn chặt tên tuổi, cuộc đời, sự nghiệp của các ông với
giai cấp công nhân, với hệ tư tưởng của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh
xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, bất công; xây dựng chế độ xã hội mới tốt đẹp - xã hội
XHCN.
Vì lẽ đó, chủ nghĩa Lênin được coi là chủ nghĩa Mác trong thời
đại mới-thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH và CMVS trên phạm vi toàn thế giới.
Chủ nghĩa Mác đã được tiếp nối bằng sức sống đầy sinh khí của
chủ nghĩa Lênin trên cơ sở thống nhất biện chứng giữa lập trường, quan điểm của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa cộng sản (CNCS). Vì vậy, chủ nghĩa
Lênin chính thức trở thành chủ nghĩa Mác - Lênin - nguồn năng lượng dồi dào, động
lực mới tạo nên sức mạnh vô địch và là cấu phần rất quan trọng trong nền tảng
tư tưởng của các đảng cộng sản.
Trong chiều sâu của sợi dây chuyền ấy, người có công kết nối,
xây dựng, tạo nên tượng đài dân tộc Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh trong lòng
nhân dân thế giới là Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh.
Với linh hồn sống động của chủ nghĩa Mác là phép biện chứng
duy vật và giá trị nhân văn sâu sắc, Lênin đã giải quyết thỏa đáng mối quan hệ
biện chứng giữa trung thành và sáng tạo, bảo vệ và phát triển, lý luận và thực
tiễn, đưa chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi
hành động của các đảng cộng sản.
Quan điểm của Lênin về cách mạng XHCN có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn sâu sắc, vạch ra con đường đi tới với triển vọng thắng lợi của CMVS ở
một số nước, thậm chí ở một nước, đồng thời nhấn mạnh vai trò chủ động, tích cực
sáng tạo của giai cấp vô sản trong cuộc đấu tranh chống mọi loại kẻ thù.
Để cách mạng thắng lợi hoàn toàn, Lênin yêu cầu phải bảo đảm
quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân, đứng đầu là bộ tham mưu chiến
đấu có tổ chức và là tổ chức cao nhất là Đảng Cộng sản. Cùng với đó, phải xây dựng
khối liên minh công nông và khối đại đoàn kết giữa các dân tộc vững chắc; kiên
quyết thực hiện chuyên chính vô sản; ra sức đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội;
làm cho CNXH ngày càng nhiều hơn, dân chủ nhiều hơn.
Chìa khóa để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng XHCN là
sự giác ngộ và làm chủ vận mệnh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đặc
biệt là việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Đảng và sử dụng hiệu quả tầng
lớp trí thức XHCN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét