TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN KHI THAM
GIA MẠNG XÃ HỘI
An Yên
Theo dõi trên mạng xã hội, Chúng ta thấy một
số cán bộ, đảng viên tự tin đăng tải, chia sẻ thông tin, hình ảnh từ các trang
chính thống thể hiện quan điểm, ý kiến cá nhân của mình về một vấn đề nào đó...
thì vẫn còn không ít người thờ ơ, phớt lờ cả những vấn đề thời sự, vấn đề xã
hội đang quan tâm. Việc bảo vệ quyền con người khi tham gia mạng xã hội là vấn
đề luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Cán bộ đang công tác hay nghỉ
hưu cũng như mọi người dân đều có quyền tham gia MXH như: zalo, twitter,
instagram, facbook… nhưng phải tuân thủ tinh thần “thượng tôn pháp luật”, đặc
biệt là facebook với sự phủ sóng rộng khắp của Internet, nhà nhà dùng người
người dùng, trong đó có số lượng không nhỏ cán bộ, đảng viên. Vậy thì vai trò
của cán bộ, đảng viên ở đâu trên mạng xã hội?
Thực tế cho hiện nay: “Thấy đúng không bảo vệ,
thấy sai không lên án” đang tồn tại ở một số cơ quan, đơn vị... cả trên mạng xã
hội: Họ lặng lẽ vào mạng, lướt, xem, tìm, đọc.. âm thầm như chiếc bóng.
Với những bài nóng, mang tính thời sự, tích
cực, nguồn chính thống, đàng hoàng… cũng không thấy chia sẻ, bình luận, thích
bài. Với các bài viết có thông tin tiêu cực, sai trái, bức xúc, lệch chuẩn,
thiếu văn hóa... xã hội đang lên án, chửi bới cũng
chẳng thấy họ biểu hiện gì một thái độ dửng dưng, thờ ơ, vô cảm coi như không
biết.
Chúng ta nghĩ sao: là cán bộ, đảng viên phải
nhận thức được thông tin nào đúng, sai, tích cực, tiêu cực. Khi những bài viết,
thông tin hay, đúng, nguồn rõ ràng... thì cũng nên “thích”, “thả tim”, “cho 1
like”. Hay viết vài chữ động viên, cổ vũ. Còn thấy sai trái, lệch chuẩn hay
nghi ngờ độ chính xác thì cũng nên “ngạc nhiên”, “buồn” hoặc “phẫn nộ”, thể
hiện thái độ và tình cảm của mình.
Xem, đọc rồi lặng lẽ cho qua khác nào đồng
tình, ủng hộ thông tin xấu đó rồi... bởi mặc nhiên: “không nói gì, không thể
hiện quan điểm của mình, làm thinh là nhất trí chăng”!!
Thiết nghĩ, mỗi cán bộ, đảng viên cần nghĩ
nhiều về trách nhiệm của mình đối với xã hội, đất nước,... trước hết phải có
lập trường, tư tưởng, quan điểm mang tính Đảng, tính giai cấp trên mạng xã hội.
Chúng
ta hy vọng rằng tất cả mọi người mà nhất là cán bộ, đảng viên luôn là những
nhân tố quan trọng, những “tương tác viên” tích cực trong xây dựng mối đoàn kết
toàn dân trên mạng xã hội để từ đó xây dựng xã hội, đất nước ngày càng tốt đẹp
hơn.
Chúng ta phải tích cực đấu tranh vạch trần bộ mặt nhơ bẩn của bọn phản động thông qua các bình luận ở các tài khoản của bọn chúng.
Trả lờiXóa