Một là, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không phải là chế độ chính trị của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Đa nguyên chính trị là một khuynh hướng xã hội học - triết học, tuyệt đối
hóa sự đa dạng đối kháng của các nhóm, đảng phái, tổ chức chính trị khác nhau
trong xã hội. Nó xuất hiện vào đầu thế kỷ XVIII, khi giai cấp tư sản còn là
giai cấp tiến bộ trong đấu tranh chống độc quyền, bảo vệ sự đa dạng và bình
đẳng của các nhóm xã hội có lợi ích khác nhau, phát triển quyền tự do dân chủ
tư sản. Khi các tổ chức độc quyền xuất hiện, đa nguyên chính trị mất dần ý
nghĩa ban đầu, trở thành thủ đoạn để điều chỉnh lợi ích trên nguyên tắc cạnh
tranh giữa các nhóm, tổ chức độc quyền có lực lượng ngang bằng nhau và là bình
phong “dân chủ” che đậy sự bất công, bất bình đẳng trong xã hội tư bản. Khi chủ
nghĩa xã hội xuất hiện, đa nguyên chính trị trở thành công cụ tư tưởng để giai
cấp tư sản chống các nhà nước xã hội chủ nghĩa, phong trào công nhân và các
trào lưu tiến bộ trên thế giới bằng việc đòi mở rộng quyền tự do dân chủ vô
chính phủ, chống nguyên tắc tập trung dân chủ, đòi thực hiện chế độ đa đảng,
nhằm vô hiệu hóa và từng bước đẩy Đảng Cộng sản khỏi vị trí lãnh đạo xã hội,
đòi xây dựng nhà nước pháp quyền tư sản - bề ngoài đại diện cho lợi ích của tất
cả các nhóm, đảng phái đối lập, nhưng thực chất đại diện cho lợi ích của giai
cấp tư sản. Như vậy, đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập tất yếu không phải là
mô hình chính trị của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Hai là,
đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không bảo đảm được dân chủ đích thực.
Bản chất của dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Muốn thực hiện được
nó thì trước tiên người lao động phải xây dựng nên một chính đảng cùng một chính
phủ duy nhất đại diện cho quyền lực của mình. Với một chế độ xã hội, thì hoặc
quyền lực thuộc về giai cấp bóc lột hoặc thuộc về giai cấp bị bóc lột mà thôi.
Không có thứ quyền lực hay dân chủ cho mọi giai cấp. Bản chất của đa nguyên
chính trị, đa đảng đối lập trong xã hội tư bản chỉ nhằm một mục tiêu duy nhất
là bảo đảm quyền lực cho giai cấp tư sản bóc lột.
Ba là, lịch sử
cách mạng Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân, đế quốc đã xuất hiện và phủ
định đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập như một tất yếu tự nhiên.
Năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo toàn dân tộc đứng lên khởi
nghĩa, giành chính quyền, thiết lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đặt
quyền lợi của quốc gia, dân tộc lên trên hết nên trong những ngày đầu gìn giữ
chính quyền và nền độc lập dân tộc, Đảng ta đã tự tuyên bố giải tán và Chính
phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã mở rộng thành phần cho mọi tổ chức,
chính đảng cùng tham gia lãnh đạo đất nước. Song, trong quá trình cách mạng,
các tổ chức đảng phái hoặc phản động, hoặc có đường lối không đúng đắn, không
vì quyền lợi của quốc gia, dân tộc đã lần lượt bị chính nhân dân loại bỏ, chỉ
còn lại duy nhất Đảng Cộng sản Đông Dương do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo có
đường lối cách mạng đúng đắn, vì quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động, vì
nền độc lập và sự phát triển của đất nước đã được nhân dân lựa chọn là chính
đảng duy nhất đại diện cho quyền lợi của mình. Sau 1954, Đảng ta cũng chủ
trương tổng tuyển cử tự do, thành lập chính phủ liên hiệp, thống nhất nước nhà,
nhưng chính chính quyền Ngô Đình Diệm đã bác bỏ và phủ nhận thể chế đa nguyên
đó. Mặt khác, được sự tiếp sức của đế quốc Mỹ, các thế lực phong kiến và phản
động ở miền Nam cũng đã từng lập nên một chính thể đa nguyên với sự tham gia
của nhiều đảng phái. Nhưng mục đích chính trị của các đảng phái đó lại chống
lại nền độc lập dân tộc và quyền lợi của nhân dân lao động, nên nhân dân cả
nước ta đã đứng lên lật đổ thể chế chính trị đó, thiết lập nên nền chính trị
nhất nguyên và lựa chọn Đảng Cộng sản Việt Nam là người đại diện duy nhất cho
quyền lợi của nhân dân lao động và cả dân tộc. Tính tất yếu của quá trình lịch
sử tự nhiên đó đã và đang được nhân dân ta khẳng định trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay.
Bốn là, Đảng Cộng sản Việt Nam - một chính đảng duy nhất lãnh đạo cách
mạng Việt Nam đã và đang không ngừng xây dựng và phát huy đầy đủ quyền làm chủ
của nhân dân trên thực tế trong nền chính trị nhất nguyên.
Nền chính trị nhất nguyên ở nước ta là do nhân dân ta lựa chọn từ chính
những trải nghiệm trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp cách mạng ở nước ta
đã đem lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân
lao động. Đó là độc lập, tự do cho dân tộc; là quyền tự quyết dân tộc, quyền
bình đẳng với mọi quốc gia khác trong việc lựa chọn con đường phát triển đi lên
của mình; là quyền tự do lập hiến và lập pháp, lựa chọn và xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân; là quyền bình đẳng giữa các dân tộc,
giữa các thành phần kinh tế; quyền tự do làm giàu theo pháp luật, phát huy dân
chủ gắn liền với giữ vững kỷ cương xã hội; là sự phát triển trong đa dạng các
sắc màu văn hóa dân tộc; là sự tiến bộ trong giáo dục, văn hóa, xã hội, khoa
học và công nghệ nhằm mục tiêu vì sự tiến bộ và phát triển toàn diện con người…
Những thành tựu không thể phủ nhận của nền chính trị nhất nguyên đó đã khẳng
định và ngày càng củng cố vững chắc hơn vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp
cách mạng của dân tộc.
Năm là, dư luận quốc tế, chính phủ và nhân dân các nước dân chủ, tiến bộ
trên thế giới đánh giá cao, ủng hộ Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ nhất nguyên
ở Việt Nam.
Trước những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt
Nam khởi xướng và lãnh đạo, dư luận quốc tế, chính phủ nhiều nước, các tổ chức
quốc tế và nhân dân thế giới đã bày tỏ sự khâm phục và ủng hộ chế độ chính trị
ở Việt Nam. Nhiều đoàn đại biểu quốc tế sang Việt Nam nghiên cứu và học tập
kinh nghiệm về xây dựng sự ổn định chính trị xã hội.
- TQH -
Các thế lực thù địch luôn cổ súy cho đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, với động cơ chính trị đen tối, đó là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì vậy chúng ta phải cảnh giác
Trả lờiXóa