GIÁ TRỊ
CỦA LỄ TƯỞNG NIỆM ĐỒNG BÀO VÀ CÁN BỘ, CHIẾN SỸ HY SINH TỬ VONG TRONG ĐẠI DỊCH
COVID- 19, DƯỚI GÓC ĐỘ TÂM LÝ
Mạnh Trung
Lễ
tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19
được tổ chức vào tối ngày 19/11 tại điểm cầu TP.HCM và điểm cầu TP Hà Nội. Lễ
tưởng niệm được truyền hình trực tiếp trên kênh sóng Đài Truyền hình Việt Nam,
tiếp sóng trên Đài Truyền hình TP.HCM và các kênh, đài truyền hình khác của
Trung ương và các địa phương. Giá trị của buổi lễ đã được thể hiện dưới nhiều
góc độ, dưới góc độ tâm lý giá trị của buổi lễ được thể hiện dưới một số góc
độ:
Về mặt nhận thức:
Đại dịch Covid-19 đã và đang gây ra những mất mát vô cùng to lớn đối với
cả thế giới. Trong đó, dịch bệnh đã cướp đi sinh mạng hơn 23 nghìn người dân Việt Nam và ảnh hưởng đến tâm lý, tinh
thần, sức khỏe của nhiều người. Qua đó, giúp mỗi người dân chúng ta nhận thức
được rõ ràng về tính chất phức tạp nguy
hiểm của đại dịch covid 19 với toàn nhân loại nói chung và với đất nước ta nói
riêng, bên cạnh đó, việc người dân nhận thức, hiểu rõ về những điều toàn dân tộc
Việt Nam đã làm được để từng bước đẩy
lùi đại dich. Hàng vạn
cán bộ, nhân viên y tế, chiến sỹ các lực lượng vũ trang đã khắc phục mọi khó
khăn, bất chấp nguy hiểm, xông pha vào tâm dịch dành hết tâm lực để chăm sóc,
chữa trị người bệnh như người thân yêu, ruột thịt của mình. Nhiều cán bộ, chiến
sĩ hoãn ngày cưới, gác lại hạnh phúc riêng để lên đường làm nhiệm vụ; có những
người khi bố mẹ qua đời không thể về chịu tang, thật là xót.
Về mặt tình cảm:
Việc tổ chức buổi lễ
đầy ý nghĩa này nhằm tưởng niệm đồng bào tử vong và tri ân, biểu dương cán bộ,
chiến sĩ, các lực lượng đã hy sinh vì dịch bệnh Covid-19; thể hiện sự chia sẻ,
động viên của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam trước những mất mát, đau thương của
các gia đình, người thân và lan tỏa tình nhân ái cộng đồng. Buổi lễ cũng nhằm
tiếp tục động viên tinh thần các lực lượng tuyến đầu và nâng cao ý thức trách
nhiệm của nhân dân trong tham gia phòng, chống dịch Covid-19.
Không chỉ là nén tâm
nhang dành cho những người đã khuất, lễ tưởng niệm cũng là lời cảnh tỉnh, nhắc
nhớ tất cả chúng ta về nỗi đau và trách nhiệm. Dịch bệnh không loại trừ ai.
Chúng ta phải thức tỉnh, thay đổi và thích ứng để bảo vệ cuộc sống của chính
mình, của người thân và của đồng bào mình, từ việc nâng cao ý thức trách nhiệm
của mỗi người; chia sẻ, động viên lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch; sẵn
sàng chung tay, góp sức tham gia phòng, chống dịch.
Về mặt ý chí:
Thông qua buổi lễ,
khích lệ tinh thần đại đoàn kết, ý chí của toàn dân tộc vượt qua mọi khó khăn,
thách thức để đồng hành cùng Đảng, Nhà nước trong việc thích ứng an toàn, linh
hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, phục hồi kinh tế-xã hội và mang lại
cuộc sống bình an, hạnh phúc cho mỗi người dân.
Chúng ta tin tưởng sâu
sắc rằng, với sự nỗ lực cao độ của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính
trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc,
quân và dân cả nước sẽ biến đau thương thành hành động, chung sức, đồng lòng,
khắc phục mọi khó khăn, trở ngại, vừa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát
hiệu quả dịch bệnh, vừa nỗ lực khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội và giải
quyết hậu quả nặng nề của dịch bệnh. Nhất định đất nước ta sẽ vượt qua được mọi
khó khăn, thử thách, tiếp tục phát triển hơn nữa, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh
phúc cho nhân dân.
.
.
Nhất định đất nước ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, thử thách, tiếp tục phát triển hơn nữa, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân
Trả lờiXóa