DANH
HIỆU “BỘ ĐỘI CỤ HỒ” NÉT ĐẸP VĂN HÓA CỦA NGƯỜI QUÂN NHÂN CÁCH MẠNG TRONG TÌNH
HÌNH MỚI
Voi Rừng
Văn hóa Việt Nam là văn hóa dựng nước và
giữ nước, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử là hình tượng người lính. Họ đã kết
tinh thành tinh thần yêu nước, thương dân, vì dân, ý chí dũng cảm quật cường để
tô thắm những trang lịch sử chói lọi của dân tộc.
Sáng tạo huyền thoại là một cách sáng tạo
văn hóa. Huyền thoại cũng chính là phương thức tồn tại của văn hóa. Con người
Việt Nam sẽ còn những Thánh Gióng, Sơn Tinh, những Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo,
Lê Lợi, Trần Quốc Toản…vì đó là những biểu tượng kết tinh giá trị văn hóa. Với
đất nước ta, ở bất kỳ thời nào thì cái thiêng liêng cao cả nhất vẫn là sự quyết
tâm giữ vững chủ quyền quê hương đất nước, là sự hy sinh của người lính để bảo
vệ nhân dân, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Các áng hùng văn từ trước đến
nay đã viết rất hay, sâu sắc, thấm thía về đề tài này với “Hịch tướng sĩ”, “Đại
cáo bình Ngô”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, “Dáng đứng Việt Nam”… Như những
cánh đại bàng, bằng hai cánh sự thật và huyền thoại, những hình tượng người
lính luôn dũng mãnh bay, hướng về chân trời văn hóa của cái cao cả, cái đẹp.
Người dân Việt Nam phải chống nhiều kẻ
thù xâm lược trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Ông cha ta trước đây có
chính sách “Ngụ binh ư nông” rất riêng của một nước văn minh nông nghiệp. Thế nên
một đặc trưng của con người Việt Nam truyền thống vừa là nông dân, vừa là người
lính. Hòa bình là nông dân nhưng khi đất nước có giặc thì họ ra tiền tuyến. Chính
điều này góp phần tạo ra một nét bản sắc của tâm hồn của người Việt Nam là giàu
yêu thương và rất đỗi anh hùng.
Hình tượng “Bộ đội Cụ Hồ” ở thời đại mới
là sự học tập, kế thừa, kết tinh, phát triển và nâng cao giá trị con người Việt
Nam, từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu. Chắc chắn một điều, đối sánh
với văn học thế giới, văn học Việt Nam hiện đại giàu có về đề tài/chủ đề “Đất”
hơn cả. Vì đất nước ta phải trải qua nhiều năm chiến tranh vệ quốc, kẻ thù đến
chiếm đất buộc mọi người dân chân chất, hiền hành đứng lên cầm vũ khí để đòi lại
đất và giữ đất. Thời nay, “Bộ đội Cụ Hồ’ phát huy cao nhất lý tưởng “Trung với
Đảng, hiếu với dân sẵn sàng chiến đấu hy sinh, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành,
khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng” để luôn là tầm khiêng
và thanh kiếm bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Đất nước hòa bình, nhưng ở nơi biên giới
xa xôi của Tổ quốc có những cột mốc bằng xi măng cốt thép và có cả những cột mốc
sống canh giữ từng phút bình yên cho Đất Mẹ. Những cột sống ấy là những anh
lính biên phòng quân hàm xanh. Họ hy sinh tuổi trẻ và hy sinh cả máu vì Tổ quốc.
Vấn đề chủ quyền biển đảo đang ngày thêm phức tạp, nóng bỏng, khó lường, cần một
sự cảnh giác cao độ. Mẹ Tổ quốc Việt Nam yên tâm có những đứa con yêu ngày đêm
giữ trời ta xanh sắc thắm hòa bình, giữ biển ta mãi ngân tiếng hát tự do. Là lực
lượng chủ lực trong tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, bộ đội lại tiên phong xử lý ô nhiễm
môi trường. Nơi nào dù xa xôi, khó khăn nhất, có lũ cuốn, mưa nguồn, núi lỡ, rừng
cháy… nơi đó có bộ đội sớm nhất để bảo vệ tính mạng, tài sản cho Nhân dân. Nơi đồng bằng mưa bão ngập đồng, bộ đội dầm mình gặt
lúa giúp dân. Bộ đội kéo điện sáng, bộ đội làm bác sĩ chữa bệnh, bộ đội làm thầy
giáo dạy trẻ cái chữ, bộ đội tuyên truyền đường lối, chính sách, pháp luật… ở
đâu có bộ đội, ở đó bà con yên tâm. Bộ đội đã đem lại cuộc đời mới cho người
dân nơi hẻo lánh nhất. nhiều doanh nghiệp của Quân đội tham gia xây dựng các
công trình kinh tế trọng điểm, có đơn vị vượt ra khỏi biên giới quốc gia, vươn tầm
ra ngoài thế giới, góp phần làm ra của cải, mang thu nhập về cho đất nước. Tham
gia đội quân gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là những bác sĩ quân y, sĩ quan hậu
cần, sĩ quan chỉ huy tham mưu… Họ thay mặt đất nước mình tận tụy giúp đỡ, bảo vệ
những người dân nghèo khổ nơi Châu Phi xa xôi đang cần sự chia sẽ của
tình người.
Với khẩu hiệu “chống dịch như chống giặc”,
hôm nay bộ đội lại là người lính đi đầu. Bộ đội nhường chỗ ở, bộ đội làm bác
sĩ, y tá, hộ lý, bộ đội làm “bà nội trợ” đi chợ thay cho dân. Bộ đội sống cùng
dân, chia sẽ, giúp đỡ những công việc bình thường nhất với tâm nguyện vì Nhân dân
phục vụ, vì Nhân dân hy sinh. Đấy là mệnh lệnh của trái tim người lính, là lẽ sống,
lý tưởng, đó là văn hóa. Thiêng liêng danh hiệu “Bộ đội Cụ Hồ”, bộ đội của dân,
do dân và vì dân. Không phải không có lý khi đã có nhiều người từng đề nghị
công nhận danh xưng “Bộ đội cụ Hồ” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Bởi
đó, là danh hiệu, danh xưng mà nhân dân tôn vinh; là giá trị văn hóa độc đáo,
sáng tạo, tiêu biểu trong dòng chảy văn hóa Việt Nam ở thời đại Hồ Chí Minh, gắn
liền với truyền thống, chiến công của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng./.
Bộ đội Cụ Hồ thì tuyệt vời rồi
Trả lờiXóa