ĐẤT NƯỚC CHƯA BAO GIỜ CÓ ĐƯỢC CƠ ĐỒ, TIỀM LỰC, VỊ THẾ VÀ
UY TÍN NHƯ NGÀY NAY! ĐỪNG CÓ CỐ TÌNH XUYÊN TẠC
Cu Bin
Qua hơn 35 năm, kể từ khi Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện công cuộc đổi
mới (từ năm 1986 đến nay), nhìn tổng thể, công cuộc đổi mới của đất nước đã đạt
được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Dưới sự lãnh
đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng
kinh tế, xã hội – nhất là sau cuộc khủng hoảng, sụp đổ của Liên Xô, các nước xã
hội chủ nghĩa Đông Âu (1985-1991). Từ tình trạng một quốc gia kém phát triển,
lương thực không đủ… đến nay Việt Nam trở thành nước đang phát triển có thu
nhập trung bình; sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên. Chủ quyền quốc
gia, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường
quốc tế ngày càng được nâng cao.
Thế nhưng lợi dụng internet, mạng xã hội và những mặt tiêu
cực trong xã hội chưa được khắc phục, một số kẻ đã tán phát luận điệu, xuyên
tạc bản chất của xã hội xã hội chủ nghĩa, bôi đen hình ảnh của đất
nước Việt Nam.
Về tình hình trong nước, họ cường điệu những khó khăn trên
lĩnh vực kinh tế, rằng “nền kinh tế Việt Nam đang đứng bên bờ vực thẳm”.
Về cuộc đấu tranh chống tham nhũng họ viết: Đó chỉ là “cuộc
đấu đá giữa nhóm tham nhũng mới với nhóm tham nhũng cũ”.
Về chế độ xã hội họ viết: Ở Việt Nam “các quyền của người,
nhất là quyền tự do ngôn luận, quyền “tự do internet, mạng xã hội” bị xâm phạm
bởi Luật An ninh mạng…”.
Tuy nhiên, nhìn từ thực tiễn có thể thấy, từ khi được
hoàn toàn giải phóng đến nay, Việt Nam đã trải qua những thời kỳ đầy
khó khăn, do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.
Trong thời kỳ trước đổi mới (1975-1985), dân tộc Việt
Nam đã phải đấu tranh với cuộc bao vây cấm vận nghiệt ngã của Mỹ (từ năm
1975 đến năm 1994). Trong thời kỳ này, Mỹ đã cản trở các tổ
chức tài chính quốc tế và các nước cho Việt Nam vay tín dụng… Đến năm 1994,
Mỹ mới tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn cấm vận Việt Nam và bình thường hóa quan
hệ với Việt Nam vào tháng 7/1995. Cũng trong thời kỳ 1975-1985, những sai lầm
của mô hình xây dựng xã hội theo mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu cũ khiến nền
kinh tế đất nước trì trệ, đời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Là một
quốc gia nông nghiệp, đất đai phì nhiêu, người dân cần cù, sáng tạo thế nhưng ở
nhiều nơi đã xuất hiện tình trạng thiếu đói. Còn nhớ thời kỳ này, trong khi vết
thương chiến tranh chưa được hàn gắn, thì dân tộc Việt Nam lại phải
tiến hành hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
Bước sang thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay), mở đầu là
Đại hội VI (năm 1986), dựa trên đổi mới tư duy lý luận-chính trị và kinh tế,
Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện đường lối chính sách xây dựng xã hội theo mô
hình mới của chủ nghĩa xã hội.
Về chính trị, đó là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Trong
mô hình này, các quyền bình đẳng về dân sự và chính trị được bảo đảm (về phương
diện pháp lý).
Về kinh tế đó là nền kinh tế thị trường, nhiều thành phần,
cạnh tranh bình đẳng… theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”.
Về đối ngoại, Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại độc
lập, tự chủ, với phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa; là bạn, là đối tác tin
cậy và là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Như vậy có thể nói, trong mô hình mới
của chủ nghĩa xã hội các quyền bình đẳng về chính trị, dân sự, kinh tế, xã
hội và văn hóa đã được bảo đảm. Nét đặc sắc trong xây
dựng xã hội theo mô hình mới của chủ nghĩa xã hội, đó là các quyền con người,
quyền công dân được bảo đảm bằng pháp luật cũng như trên thực tế. Hiến pháp năm
2013 dành một chương (Chương II) quy định về đầy đủ về “Quyền con người, quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Những quy định về quyền con người tại chương
này hoàn toàn tương thích với các công ước quốc tế về quyền con người, trong đó
có những quyền được xem là “nhạy cảm” cũng đã được đưa vào văn kiện này.
Thể chế hóa Hiến
pháp năm 2013 và nội luật hóa các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt
Nam đã gia nhập, ký kết, Quốc hội Việt Nam vừa qua đã sửa và xây dựng
nhiều đạo luật mới. Đó là Luật Báo chí (năm 2016), Luật Tiếp cận thông tin (năm
2013), Luật An ninh mạng (năm 2018)… Các quy định của những bộ luật trên đều
nhằm bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự công cộng và quyền con người.
Việt Nam hòa mạng internet toàn cầu khá
sớm so với nhiều quốc gia trong khu vực-từ ngày 1/12/1997. Theo tổ chức nghiên
cứu về mạng xã hội quốc tế-Next Web, hiện nay Việt Nam nằm trong “Top 10
quốc gia có nhiều người dùng Facebook nhất thế giới” với 64 triệu
người, chiếm 3% tổng số tài khoản Facebook toàn cầu.
Trên lĩnh vực kinh tế, Trong suốt 35 năm qua, kinh tế Việt Nam
đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới
(1986 - 1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4% thì giai
đoạn 1991 - 1995, GDP bình quân đã tăng gấp đôi, đạt 8,2%/năm; các giai đoạn
sau đó đều có mức tăng trưởng khá cao; giai đoạn 2016 - 2019 đạt mức bình
quân 6,8%. Mặc dù năm 2020, kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh
Covid-19 nhưng tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng
cao nhất khu vực, thế giới.
Quy mô,
trình độ nền kinh tế được nâng lên, nếu như năm 1989 mới đạt 6,3 tỷ USD/năm thì
đến năm 2020 đã đạt khoảng 268,4 tỷ USD/năm. Đời sống nhân dân cả về vật chất
và tinh thần được cải thiện rõ rệt, năm 1985 bình quân thu nhập đầu người mới
đạt 159 USD/năm thì đến năm 2020 đạt khoảng 2.750 USD/năm.
Những nỗ
lực đổi mới trong 35 năm qua đã giúp cho môi trường đầu tư liên tục được cải
thiện, nhờ đó đã thu hút ngày càng nhiều hơn vốn đầu tư cho phát triển.
Tính riêng năm 2019, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện
hành đạt 2.046,8 nghìn tỷ đồng; tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt
38,02 tỷ USD, cao nhất trong vòng 10 năm lại đây. Năm 2020, trong bối cảnh đại
dịch Covid-19, Việt Nam vẫn là một điểm đến tin cậy cho các nhà đầu tư với tổng
vốn FDI đạt 28,5 tỷ USD. Ngoài ra, tại Việt Nam đã hình thành các vùng kinh tế
trọng điểm để làm động lực cho phát triển kinh tế vùng, miền và cả nước; phát
triển các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung nhằm thu hút vốn đầu tư phát
triển, đồng thời hình thành các vùng chuyên môn hóa cây trồng, vật nuôi gắn với
chế biến công nghiệp... Nhìn chung, các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có
bước phát triển mạnh mẽ.
Qua 35
năm, từ chỗ thiếu ăn, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu nông
sản lớn trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản, như cà
phê, gạo, hạt điều, rau quả, tôm, gỗ và sản phẩm từ gỗ... luôn duy trì ở mức
cao. Các mặt hàng xuất khẩu khác cũng có bước tiến lớn. Đặc biệt, trong
bối cảnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 khiến hoạt động thương mại và
đầu tư thế giới suy giảm, thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt
Nam năm 2020 vẫn đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2019; xuất siêu 19,1 tỷ
USD - cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016. Với kim ngạch
xuất nhập khẩu ấn tượng đã đưa Việt Nam xếp thứ 22 thế giới về quy mô kim ngạch
và năng lực xuất khẩu, đứng thứ 26 về quy mô thương mại quốc tế.
Về cuộc đấu tranh
chống tham nhũng, có thể nói chưa bao giờ Đảng Cộng sản Việt Nam triển khai một
chiến lược bài bản, quy mô như hiện nay. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong cuộc đấu tranh này là “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ” và “phải
làm đến cùng”; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Trong quan hệ quốc
tế, 35 năm đổi mới cũng là một chặng đường
hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức. Việt
Nam đã thiết lập được nhiều quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế; tích cực xây
dựng Cộng đồng ASEAN 2015 và hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo
cam kết WTO. Đến nay, đã có 71 quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền
kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam.
Từ khi
gia nhập WTO đến nay, Việt Nam đã ký kết 15 FTA khu vực và song phương và đang
đàm phán 2 FTA với các đối tác khác. Các FTA mà Việt Nam tham gia có độ phủ
rộng hầu hết các châu lục với gần 60 nền kinh tế có tổng GDP chiếm gần 90% GDP
thế giới, trong đó có 15 nước thành viên G20 và 9/10 đối tác kinh tế - thương
mại lớn nhất của Việt Nam thuộc 3 trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới là Bắc
Mỹ, Tây Âu và Đông Á. Do đó, việc tham gia và thực thi các FTA sẽ mang lại
những cơ hội lớn cho Việt Nam, tác động tích cực tới phát triển kinh tế, nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm...
Việt Nam
cũng là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm cao trong các tổ chức
quốc tế. Việt Nam đã tham gia vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN),
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), các tổ chức của Liên
hợp quốc... đóng góp tích cực và đang trở thành nước có vị thế và vai trò ngày
càng cao ở khu vực, được cộng đồng quốc tế tôn trọng. Bên cạnh đó, Việt Nam đã
được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc, như: Hội đồng
Nhân quyền nhiệm kỳ 2014 - 2016, Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO nhiệm kỳ
2013 - 2017, Hội đồng kinh tế - xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016
- 2018.
Đặc biệt,
năm 2020, Việt Nam cùng lúc đảm nhận 3 trọng trách: Ủy viên không Thường trực
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch AIPA. Trong bối cảnh
vô cùng khó khăn của đại dịch Covid-19 và những thiệt hại nặng nề do thiên tai
bão lũ... song Việt Nam đã hoàn thành tốt cả ba trọng trách, góp phần nâng cao
uy tín, vị thế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Đi theo con đường của Chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam không chỉ đã giành được quyền
con người mà còn có những đóng góp to lớn trên lĩnh vực này từ tư tưởng lý luận
cho đến thực tiễn. Công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế là một thời kỳ phát
triển vượt bậc của Việt Nam về các phương diện, trong đó có quyền con người. Các
quyền con người đều có những bước bảo đảm cao hơn, vị thế của dân tộc, đất nước
được nâng cao hơn; được cộng đồng quốc tế trân trọng ghi nhận.
Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi
mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát
triển mạnh mẽ, toàn diện. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên; đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đất nước chưa bao giờ
có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay. Đây là niềm tự hào, là
động lực, nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới
toàn diện, đồng bộ; phát triển nhanh và bền vững đất nước. Đừng có cố tình bôi đen, xuyên tạc./.
Việt Nam đi lên mạnh mẽ
Trả lờiXóa