Sau mỗi lần Trung Quốc có hoạt động gây hấn ở Biển Đông, thì dư luận trong và ngoài nước lại có nhiều ý kiến khác nhau về cách ứng phó với Trung Quốc, một bộ phận không nhỏ có tư tưởng “bài Trung, phò Mỹ” đi ngược lại với quan điểm của Đảng và nhà nước. Đây là quán điểm nóng vội, duy ý trí. Trên thực tế chúng ta cần phân tích đánh giá cho thật khách quan và tỉnh táo. Giả sử có xảy ra một cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông chưa bàn đến thắng bại nhưng là thảm họa cho cả hai nước. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều hiểu điều đó và cần hòa bình. Cái giá của sự hòa bình mà Việt Nam có được ngày hôm nay là quá đắt. Vì thế chúng ta cần phải có được một đối sách để tồn tại hòa bình lâu dài bên cạnh Trung Quốc mà không mất chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền chính trị, giữ vững được môi trường hòa bình ổn định để phát triển đất nước.
Nhìn lại những vụ việc từng xảy ra ở
Hà Nội, Bình Thuận, Hà Tĩnh, TP.Hồ Chí Minh của những năm trước đây... Khi các
thế lực thù địch, phản động xúi giục một số người dân biểu tình, gây rối, là việc
làm cực đoan, vô tình tiếp tay cho kẻ thù đang chống phá cách mạng nước ta, tạo
cơ hội cho kẻ thù gây mất ổn định về chính trị
Chúng ta không
sợ một cuộc chiến tranh với Trung Quốc – nếu nó xảy ra không có nghĩa rằng
chúng ta luôn sẵn sàng để tuyên chiến với Trung Quốc, đặt đất nước thường xuyên
bên bờ vực chiến tranh. Những lời hô hào kích động cho một cuộc chiến tranh thấy
rải rác đâu đó, là vô cùng thiếu lý trí, thậm chí là vô trách nhiệm. Một
cuộc chiến tranh với Trung Quốc là điều đầu tiên chúng ta phải tìm mọi cách để
tránh khi còn có thể. Tìm mọi cách để tránh, khác với tránh nó bằng mọi giá. Đọc
lại lịch sử chúng ta đều nhận thấy ông cha ta cực kỳ nhất quán với quan điểm
đó, tức là cố gắng hòa hiếu đến phút chót và chỉ khi không còn cách nào khác mới
phải dùng đến vũ khí.
Giờ đây là lúc cả dân tộc cần đến một
sự gắn kết, cần một sự đồng lòng, cần những bộ óc thông minh, trong sạch hơn
bao giờ hết. Bởi vì kẻ thù ngày nay không phải là những đạo quân công khai
tuyên bố sẽ làm cỏ cái nước Nam nhỏ bé với những tối hậu thư ngông cuồng và lỗ
mãng. Kẻ thù ngày nay luôn mang bộ mặt bạn bè, thậm chí còn là những người có
cùng mục tiêu lý tưởng, luôn luôn vuốt ve bằng những lời lẽ ngoại giao thuộc loại
lịch sự nhất. Kẻ thù ngày nay tạo cảm giác là chỗ dựa tin cậy, cùng tồn tại và
cùng phát triển nhưng xâm lược bằng "chiến lược mềm".
Ý thức rõ không thể tránh được
Trung Quốc, các triều đại phong kiến Việt Nam đã tìm ra một triết lý sinh tồn
bên cạnh người láng giềng khổng lồ và chưa bao giờ hết tham vọng lãnh thổ, đó
là “Bang giao hòa hiếu”. Thậm chí sau mỗi cuộc chiến, dù mình là người chính
nghĩa và chiến thắng, nhưng Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi và sau này là Quang
Trung vẫn dành cho kẻ thù chút sĩ diện để nó không quá nhục mà trở nên điên cuồng,
còn bên trong thì lúc nào cha ông ta cũng giữ độc lập, bình đẳng với Trung Quốc
trong mọi việc, sẵn sàng để đối phó với Trung Quốc.
Có thể đã thừa căn cứ để nói rằng:
Không ai mong muốn làm láng giềng núi liền núi, sông liền sông với Trung Quốc
như những gì thế giới chứng kiến ở họ. To lớn như nước Nga hay Ấn Độ họ cũng
không thích thú gì có một ông bạn thâm hiểm, tham tàn và khó lường như Trung Quốc
ở bên cạnh. Trong nửa sau thế kỷ 20, Trung Quốc trực tiếp và gián tiếp gây chiến
tranh với hầu hết bạn bè lân bang. Vì thế, số phận quả là khắc nghiệt đã đặt
chúng ta bên cạnh Trung Quốc, lại ở phía dễ tổn thương nhất.
Xét về mọi khía cạnh thì đây là một
thực tế bi thảm mà chúng ta phải đối mặt. Bi thảm vì chúng ta không có quyền lựa
chọn không gian sống khác, không có quyền chọn bạn mà chơi. Nhưng có lẽ bi thảm
nhất là vô tình chúng ta đóng vai trò vật cản tự nhiên của tham vọng bành trướng
Đại Hán xuống phía Nam. Đây là thực tế phũ phàng xác định tính thực chất lâu
dài cho mối quan hệ Việt-Trung.
Nói gọn lại, chừng nào Trung Quốc
còn nuôi ý đồ độc chiếm Biển Đông, chừng nào Trung Quốc còn chiếm đóng trái
phép quần đảo Hoàng Sa, tìm cách gặm dần Trường Sa của Việt Nam, chừng nào người
Việt Nam còn không chấp nhận sự chiếm đóng của Trung Quốc trên một phần lãnh thổ
trên Biển Đông, không chấp nhận sự lệ thuộc tinh thần, thì chừng đó quan hệ Việt-Trung
là quan hệ của hai đối thủ, mọi sự hữu hảo chỉ là tạm thời và vờ vĩnh.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóa