Dịch COVID-19 tạo ra một thảm họa y tế mang tính toàn cầu chưa từng có
trong lịch sử, hệ thống y tế nhiều quốc gia lâm vào tình trạng tê liệt do quá
tải, trang thiết bị y tế không đủ đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân.
Về chính trị - xã hội: Dịch COVID-19 tạo tâm lý bất ổn trong xã hội, làm
bộc lộ, nổi rõ những mẫu thuẫn trong xã hội giữa các quốc gia trên thế giới và
trong nội bộ từng quốc gia, xoáy sâu vào khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng
lớp dân chúng.
Đối với Việt Nam, dịch COVID-19 cũng có ảnh hưởng sâu rộng tới tình hình
kinh tế, xã hội đất nước. Tuy nhiên, do chúng ta đã có những phản ứng nhanh
nhạy, quyết liệt mang tính đồng bộ ngay từ đầu như giãn cách xã hội, quản lý
chặt biên giới, kiểm soát chặt nhập cảnh… nên đã thích ứng hiệu quả với tình
hình mới, đã giảm đáng kể được thiệt hại do dịch bệnh gây ra.
Bên cạnh đó, dịch
COVID-19 cũng đã tạo cho chúng ta điều kiện, cơ hội đánh giá, kiểm nghiệm sâu
sắc nhiều vấn đề, đặc biệt nhìn từ góc độ tâm lý xã hội, chính trị và kinh
nghiệm rút ra:
Dịch COVID-19 như một
thang thuốc thử liều cao giúp chúng ta nhìn nhận, đánh giá lại khả năng vận
hành, ứng phó của hệ thống chính trị, khả năng thích ứng của đất nước trước mối
đe dọa an ninh mang tính toàn cầu. Qua đó nhìn nhận các mặt công việc đã làm
được, các mặt chưa làm được để rút kinh
nghiệm, chủ động ứng phó với các mối đe dọa khác trong tương lai.
Cách tiếp cận phòng, chống dịch theo hướng toàn dân, lấy người
dân là trung tâm và chủ thể phòng, chống dịch, từ đó triển khai các chính sách
đều hướng tới người dân. Ngược lại, người dân cũng tham gia phòng, chống dịch
một cách chủ động. Tạo ra một sợi dây cố kết chặt chẽ và phát huy cao độ tinh
thần đoàn kết, thống nhất ý chí của toàn dân tộc. Trên thực tế, khi dịch bệnh
bùng phát tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, Chính phủ đã triển khai ngay biện
pháp "mỗi xã, phường là một pháo đài chống dịch", biện pháp này đã
ghi nhận hiệu quả tích cực. Tuy vậy, khi tổ chức thực hiện cũng có một số địa
phương hiểu sai bản chất, gây ách tắc, ảnh hưởng tới sinh hoạt của người dân, việc phòng, chống dịch hiệu
quả còn được hỗ trợ từ tinh thần đại đoàn kết dân tộc.
Thứ hai là: Quá trình
chống dịch COVID 19 giúp gắn kết tinh thần dân tộc, cả nước chung sức, dân tộc
đồng lòng đoàn kết chống dịch. Với phương pháp chống dịch nhanh chóng, hiệu quả
của hệ thống chính trị, chúng ta đã củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân
vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước.
Ba là: Có thể coi quá
trình cả nước phòng chống dịch COVID-19 là một cuộc tổng diễn tập toàn diện
mang tính quốc gia, để lại cho chúng ta những bài học kinh nghiệm sâu sắc để
khi đối đầu với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống tương tự có thể xảy ra
trong tương lai chúng ta luôn ở thế chủ động, sẵn sàng và ứng phó có hiệu quả.
Trong đó những bài học sâu sắc nhất là:
Cần chủ động xây dựng
hệ thống chính trị và nền kinh tế theo hướng phản ứng nhanh, khi có mối đe dọa
an ninh quốc gia như dịch COVID-19 có thể ngay lập tức có thể chuyển trạng thái
quốc gia vận hành theo hướng thích ứng, phù hợp.
Cần có chiến lược quốc
gia một cách toàn diện, đồng bộ trên nhiều phương diện để có cơ chế phối hợp
giữa các bộ, ngành, tập hợp nguồn lực phòng, chống và đẩy lùi các mối đe dọa an
ninh quốc gia từ khi mới manh nha xuất hiện.
Trong tình hình dịch
diễn biến phức tạp và kéo dài như hiện nay, xuất nhập khẩu hàng hóa bị đình
trệ, trong khi chúng ta là một quốc gia xuất nhập khẩu lớn, ảnh hưởng của dịch
sẽ rất nghiêm trọng. Để đảm bảo an ninh kinh tế cần đặt ra yêu cầu xây dựng một
nền kinh tế khép kín song song với một nền kinh tế mở; xây dựng, phát triển thị
trường nội địa song song với mở rộng thị trường quốc tế để đảm bảo sự ổn định
và phát triển kinh tế đất nước.
Huy động khối đại đoàn
kết toàn dân, tinh thần tự giác, tương thân tương ái của toàn thể nhân dân
chung tay cùng phòng chống dịch.
Tình hình dịch
COVID-19 còn diễn biến phức tạp, nhưng tin rằng dưới sự đồng lòng của toàn dân,
sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và nhà nước, chúng ta sẽ sớm vượt qua đại dịch
và có thêm nhiều bài học kinh nghiệm quý báu để vượt qua các thách thức an ninh
phi truyền thống khác trong tương lai.
Không được xem nhẹ các
yếu tố tâm lý xã hội
Về sự lây lan nhanh
chóng của virus SARS-CoV-2, không thể xem nhẹ những yếu tố như văn hóa xã hội,
thói quen sinh hoạt của người dân và đặc điểm của các hoạt động kinh tế: Người Việt
Nam thích tiệc tùng và trò chuyện, có truyền thống, “văn hóa đám đông”; các
hoạt động văn hóa cộng đồng rất phong phú; ngành du lịch phát triển.
Trước tiên, những định
kiến trên một số phương diện đã khiến một bộ phận không nhỏ người dân trong xã
hội Việt Nam phần nào coi nhẹ tác hại của virus SARS-CoV-2, dẫn đến ở một số
địa phương bỏ lỡ cơ hội vàng để phòng ngừa và kiểm soát.
Thêm vào đó, trước khi
dịch COVID-19 bùng phát, nước ta đã từng bị ảnh hưởng của dịch bệnh truyền
nhiễm quy mô lớn, nhưng nhiều người dân chưa có khái niệm chưa rõ ràng về tác
hại của dịch bệnh và các biện pháp ứng phó. Suy nghĩ chủ quan này của một bộ
phận người dân cũng là một trong những lý do quan trọng khiến các nước ta không
chưa sớm quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng ngừa nghiêm ngặt nhưng đối
phó với một dịch bệnh có quy mô lớn như vậy trong tình trạng thiếu đoàn kết thì
khó tránh việc phải trả giá đắt./.
dịch bệnh này quá nguy hiểm
Trả lờiXóa