Trước diễn biến phức tạp của Đại dịch Covid-19 lần thứ tư tại Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành phía Nam. Ngày 29/7/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ra lời kêu gọi gửi đồng bào, đồng chí, chiến sỹ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài về công tác phòng, chống dịch Covid-19 yêu cầu phải quyết liệt hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo, tập trung cao nhất công sức, thời gian, ưu tiên mọi nguồn lực để kiểm soát tốt tình hình. Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, ngay lập tức nhiều đơn vị Quân đội, Công an đã lên phương án, kế hoạch triển khai lực lượng đi vào tâm dịch. Có thể nói các cán bộ, chiến sỹ, học viên Quân đội, Công an đã xung phong đi vào trận tuyến ác liệt nhất trong cuộc chiến chống Covid-19, một kẻ thù giấu mặt nhưng vô cùng nguy hiểm đã cướp đi sinh mạng, sự sống của hàng ngàn đồng bào ta. Với một tâm thế tự nguyện, sẵn sàng, họ biết phía trước đang đợi mình là gian nan, vất vả, thậm chí có thể phải hy sinh cả sức khỏe và tính mạng của bản thân, nhưng đó là sứ mệnh thiêng liêng của những người đã khoác trên mình màu áo của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
Thế nhưng, cố tình lờ tảng ý
nghĩa tốt đẹp đó, trên các trang mạng xã hội, các kênh thông tin ở hải ngoại của
các tổ chức phản động, thù địch như: Việt Tân, Hội anh em dân chủ, chân trời mới
Melia, Đài Á châu tự do liên tục phát tán các bài viết xuyên tạc lan truyền rằng
Hà Nội huy động lực lượng Quân đội, Công an vào Sài Gòn để dẹp loạn nếu dân đói
làm loạn; Quân đội, Cảnh sát sẽ đàn áp nếu dân đói xuống đường biểu tình đòi
quan chức mở kho lương; Quân đội, Công an hiện diện khắp đường phố Sài Gòn là để
“răn đe” dân chứ không phải chống dịch. Chúng cố ý nhấn mạnh vào những từ ngữ
như “đàn áp”, “dẹp loạn”, sử dụng những hình ảnh giả mạo, đánh đồng việc tăng
cường lực lượng vũ trang cho Thành phố Hồ Chí Minh là “thiết quân luật”. Chúng
ta biết rằng: Thiết quân luật chỉ áp dụng trong những trường hợp chính biến,
trong bạo loạn chính trị, bạo động quân sự hoặc xung đột vũ trang còn ở Việt
Nam là tâm dịch, thực hiện “chống dịch như chống giặc”, để đem lại cuộc sống
bình thường cho người dân. Như vậy, chủ trương huy động lực lượng Quân đội,
Công an vào Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam chống dịch là để tăng
cường phối hợp với các ngành, các cấp tham gia hỗ trợ người dân để thực hiện
cách ly triệt để giữa người với người, gia đình với gia đình, xã phường với xã
phường; cách ly nhưng vẫn đảm bảo an sinh xã hội, không để ai thiếu ăn, thiếu mặc,
đáp ứng yêu cầu y tế của người dân ở mọi lúc, mọi nơi; bảo đảm an ninh trật tự,
an toàn, an dân. Rõ ràng chủ trương của Chính phủ không có cái gọi là “dẹp loạn”,
“răn đe” hay “Thiết quân luật” như những ngôn từ mà các thế lực phản động thù địch
đã sử dụng.
Hơn một tháng, kể từ thời điểm lực lượng Quân đội,
Công an được tăng cường vào miền Nam theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trên
khắp các đường phố ở Thành phố Hồ Chí Minh không hề có bóng dáng của xe bọc
thép hay bất kỳ hoạt động “đàn áp”, “răn đe”, hay “thiết quân luật” nào như những
bài viết mà các thế lực phản động thù địch vẫn rêu rao trước đó. Đây là quãng
thời gian vừa đủ để sự thật lên tiếng và những mưu đồ núp bóng phía sau các luận
điệu xảo trá, gian dối của các thế lực phản động, thù địch bị phơi bày. Ngay sau khi vào Thành phố Hồ Chí Minh lực
lượng Quân đội, Công an đã tiếp sức cho các lực lượng tại chỗ với nhiều việc
làm được triển khai cụ thể: Lực lượng Công an có nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật
tự, phòng chống tội phạm; bảo vệ an toàn các hoạt động, khu vực trọng yếu; thực
hiện các nhiệm vụ phối hợp truy vết phát hiện những trường hợp nhiễm và nghi
nhiễm để nhanh chóng khoanh vùng; đảm bảo an ninh trật tự tại các khu cách ly tập
trung, chốt chặn kiểm soát dịch tại các điểm có dịch. Lực lượng Quân đội có nhiệm
vụ phối hợp kiểm soát F0, tách người nhiễm bệnh ra khỏi cộng đồng; giúp đỡ người
dân trong việc tiếp cận lương thực, cung ứng thực phẩm, thuốc men; hướng dẫn
phòng, chống dịch bệnh; tham gia các tổ chốt chặn, kiểm soát. Trong mỗi hẻm đường,
khu phố, các chiến sỹ mặc quân phục đi chợ hộ dân, phân chia thực phẩm đưa tới
từng nhà, tặng thực phẩm cho người dân trong thời gian giãn cách. Xúc động biết
bao khi thấy hình ảnh của những y, bác sĩ mặc quần áo bảo hộ kín mít trong
điều kiện thời tiết nóng bức, không có thời gian nghỉ ngơi, từng giây, từng
phút chiến đấu giành lại sự sống cho các bệnh nhân và thậm chí trong
tình cảnh cấp thiết cán bộ lực lượng cảnh sát giao thông cũng có thể trở thành
hộ sinh ngay trên đường phố để giúp một sinh linh chào đời hay hình ảnh những
anh bộ đội đưa tro cốt người dân tử vong vì bệnh Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí
Minh về quê nhà, điều mà gia đình họ không thể làm được. Rõ ràng hàng triệu người
dân của thành phố mong chờ được tiếp sức mạnh mẽ từ các lực lượng vũ trang và
nhiều lực lượng khác trong cuộc chiến chống Covid-19 này.
Đến thời điểm này công cuộc chống
dịch ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Nam đã cơ bản kiểm soát được
tình hình, đặc biệt trong đó phải kể đến tỷ lệ tử vong giảm sâu liên tục; số lượng
bệnh nhân cần điều trị trên địa bàn cũng tiếp tục trên đà giảm. Đạt được kết quả
đó là do sự nỗ lực của toàn bộ hệ thống chính trị, ý thức tự giác chấp hành các
quy định phòng, chống dịch của nhân dân và có một phần đóng góp không nhỏ của
các lực lượng vũ trang. Như vậy, một lần nữa hình ảnh Quân đội, Công an tham
gia vào tuyến đầu chống dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam lại
là một bằng chứng thép về tinh thần và tình cảm gắn bó giữa các lực lượng vũ
trang với nhân dân, phản bác tất cả các luận điệu xuyên tạc, kích động với mưu
đồ chia rẽ tình đoàn kết quân - dân của các thế lực phản động, thù địch, thể hiện
bản chất tốt đẹp, cao quý của lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam.
Trước những luận điệu xảo trá, phản
động thù địch xuyên tạc về hình ảnh Quân đội, Công an trong phòng, chống dịch,
chúng ta hãy tỉnh táo, cẩn trọng không nên chia sẻ những thông tin, hình ảnh,
video, bài viết chưa được kiểm chức làm ảnh hưởng đến hình ảnh đẹp của lực lượng
vũ trang nhân dân Việt Nam./.
Chúng ta phải nâng cao cảnh giác và đấu tranh chống lại âm mưu của các thế lực thù địch, phản động
Trả lờiXóa