Có thể thấy rằng làn sóng dịch thứ tư ở Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả nặng nề như số người tử vong tăng, nhiều trẻ em rơi vào cảnh mồ côi cha, mẹ hoặc cả cha và mẹ, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước bị ảnh hưởng, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với quan điểm nhất quán tất cả vì nhân dân, Chính phủ đã ban hành các quyết định nhằm thực hiện chính sách an sinh xã hội nhằm hỗ trợ người dân vượt qua đại dịch. Thế nhưng, một số đối tượng vẫn cố tình xuyên tạc công tác bảo đảm an sinh xã hội của chúng ta. Chúng tung trên mạng xã hội ảnh người chết ở nước ngoài rồi gán ghép rằng “đó là người chết trên đường phố Việt Nam”, “Việt Nam không quan tâm đến trẻ em mồ côi sau đại dịch”.
Thực
tế cho thấy, báo cáo trước Quốc hội về công tác phòng, chống dịch Covid-19, kết
quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021, dự kiến kế hoạch
phát triển kinh tế-xã hội năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh
Chính nhấn mạnh đến những khó khăn trong nước:
“Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư ở nhiều địa phương với sự xuất hiện của
biến chủng Delta có tốc độ lây lan rất nhanh, nguy hiểm hơn nhiều so với chủng
gốc trước đây, lại xâm nhập sâu vào các trung tâm kinh tế, đô thị lớn... buộc
chúng ta phải áp dụng nhiều biện pháp phòng, chống dịch chưa có tiền lệ, mạnh
mẽ, quyết liệt hơn để thực hiện mục tiêu ưu tiên trước hết, trên hết là bảo vệ
sức khỏe, tính mạng của nhân dân; từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất,
kinh doanh, sinh kế và đời sống nhân dân”.
Trước
những khó khăn đó, cả hệ thống chính trị của chúng ta đã vào cuộc để bảo đảm an
sinh xã hội. Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết: Tính đến ngày 21-9-2021,
tổng kinh phí đã hỗ trợ cho công tác an sinh xã hội là gần 13,8 nghìn tỷ đồng
cho gần 17,6 triệu đối tượng, trong đó có 11,4 nghìn tỷ đồng được chi cho 23
tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng nhiều do dịch bệnh; xuất cấp 136.349,6 tấn gạo
từ nguồn dự trữ quốc gia cho hơn 2,4 triệu hộ gia đình với gần 9,1 triệu nhân khẩu
gặp khó khăn do dịch trên địa bàn 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Riêng TP Hồ Chí Minh đã chi hơn 5.446 tỷ đồng (chiếm 40% toàn quốc) hỗ trợ hơn
4,81 triệu đối tượng (chiếm 27,3% toàn quốc) và trao 1,8 triệu túi an sinh xã
hội cho người dân...
Thẩm
tra báo cáo của Chính phủ, bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc
hội khẳng định: “Chính phủ đã triển khai các biện pháp nhằm bảo đảm an sinh xã
hội, tổ chức vận động, huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và các nguồn
lực xã hội của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài cho hoạt động
phòng, chống dịch Covid-19. Công tác bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm lương
thực, thực phẩm đã được thực hiện kịp thời thông qua việc triển khai các chính
sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch
Covid-19”.
Cùng
với đó, trong nhiều tháng qua, hàng triệu lượt cán bộ, chiến sĩ quân đội, công
an và dân quân tự vệ đã tận tâm, tận lực chăm lo cho cuộc sống của người dân.
Bộ đội làm lán trại tạm để ở, nhường doanh trại khang trang làm nơi ở cho người
dân bị cách ly do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Qua
đợt dịch lần thứ tư, nhiều trường hợp tử vong do dịch bệnh bùng phát mạnh, đặc
biệt là ở các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam. Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, hiện nay cả nước có 2.580 cháu rơi vào
tình trạng mồ côi do dịch Covid-19, trong đó có 80 cháu mất cả cha và mẹ. Trước
tình hình đó, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng chính sách hỗ trợ cho trẻ mồ côi do
dịch Covid-19. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam sẽ hỗ trợ 5 triệu đồng cho các cháu
còn cha hoặc mẹ. Với các cháu không còn cha lẫn mẹ thì hỗ trợ trực tiếp 20
triệu đồng bằng tiền mặt, bằng sổ tiết kiệm để hỗ trợ cho các cháu ăn học.
Mặc
dù, có một số doanh nghiệp muốn thành lập các cơ sở nuôi dưỡng riêng; một số tổ
chức quốc tế thì đăng ký đỡ đầu toàn bộ 80 cháu này. Nhưng quan điểm của Nhà
nước là muốn các cháu có gia đình. Không còn bố mẹ thì còn ông bà, người thân,
không còn người thân thì còn trách nhiệm Nhà nước.
Như
vậy, chính sách an sinh xã hội và chính sách đối với các cháu mồ côi do dịch
Covid-19 rất rõ ràng và minh bạch. Điều này là những bằng chứng thép để đập tan
vào những luận điệu của các phần tử đang cố
tình xuyên tạc, chống phá Nhà nước ta trong công tác phòng, chống dịch bệnh covid-19.
Chúng ta cần tỉnh táo, cảnh giác trước những luận điệu sai trái và đấu tranh vạch trần âm mưu của các thế lực thù địch.
Trả lờiXóa