QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN
“QUÂN ĐỘI SẼ KHÔNG BAO GIỜ CÓ
THỂ TRUNG LẬP ĐƯỢC”
VÀ Ý NGHĨA TRONG XÂY DỰNG QUÂN
ĐỘI TA HIỆN NAY
V.
V. T
V.I.Lênin, Người tổ chức và lãnh đạo xây dựng Hồng quân vững mạnh, chiến
thắng thù trong, giặc ngoài, bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Người
đã để lại kho tàng lý luận chính trị, quân sự đồ sộ với những chỉ dẫn không chỉ
có giá trị lịch sử mà còn có giá trị chỉ đạo thực tiễn cách mạng, thực tiễn xây
dựng quân đội về chính trị hiện nay. V.I.Lênin khẳng định: “Hiện nay, cũng như trước
kia và sau này, quân đội sẽ không bao giờ có thể trung lập được”1. Quan điểm khoa học và cách mạng của
V.I.Lênin đã phản ánh đúng thực tiễn lịch sử, thực tiễn xây dựng quân đội trong
xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp và vẫn giữ nguyên giá trị trong thời đại
ngày nay.
K.Clausewitz - Nhà lý luận quân sự tư sản của nước Phổ
đã chỉ rõ: “Chiến tranh là sự kế tục của chính trị, thì tất yếu phải thừa nhận:
không bao giờ và không ở đâu có thứ quân đội “đứng ngoài chính trị”. Bất cứ
cuộc chiến tranh nào cũng có mục tiêu chính trị, phản ánh lập trường chính trị
của các bên tham chiến, quân đội của các bên tham chiến đều được giai cấp cầm
quyền tổ chức, giáo dục để thực hiện mục tiêu chính trị của mình. Do vậy, bất
cứ quân đội nào cũng đều coi trọng tăng cường bản chất giai cấp cho quân đội,
coi trọng xây dựng quân đội về chính trị. Điều khác nhau ở chỗ, vấn đề xây dựng
về chính trị được đặt ở vị trí nào trong quá trình xây dựng quân đội, là ở mức
độ công khai hóa bản chất chính trị, cũng như nội dung xây dựng về chính trị
trong mỗi loại hình quân đội. Đối với quân đội do giai cấp tư sản chi phối, do
được xây dựng trên nền tảng thuyết “vũ khí luận”, vấn đề xây dựng về chính trị
xếp sau việc không ngừng hiện đại hóa vũ khí trang bị. Nhưng không vì thế mà họ
không chú ý đến xây dựng về chính trị cho quân đội. Chính trị được truyền bá
vào quân đội của họ là hệ tư tưởng tư sản, là công tác tổ chức và lối sống, đạo
đức theo quan điểm của giai cấp tư sản. Đối với quân đội do Đảng cách mạng của
giai cấp công nhân xây dựng, lãnh đạo và giáo dục, vấn đề chăm lo xây dựng về
chính trị cho quân đội luôn được đặt ở vị trí hàng đầu, quan trọng bậc nhất.
Đảng cách mạng của giai cấp công nhân nhận thức đúng đắn, sâu sắc bản chất giai
cấp của quân đội và mối quan hệ biện chứng giữa con người với vũ khí trang bị,
trong đó con người là yếu tố quyết định thắng lợi, V.I.Lênin chỉ rõ: “Trong mọi
cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tùy thuộc vào tinh thần của quần chúng
đang đổ máu trên chiến trường”[1].
Đây là nội dung then chốt, căn bản nhất thể hiện nguyên tắc xây dựng quân đội
kiểu mới về chính trị của giai cấp công nhân.
Trong bất cứ xã hội nào, với tính cách là một bộ phận
của kiến trúc thượng tầng, một tổ chức của nhà nước, quân đội đều phụ thuộc vào
đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền: “Bản chất giai cấp và nội dung của
nhà nước như thế nào thì quân đội - người bảo vệ lợi ích của nó như thế ấy”[2].
Đồng thời, các giai cấp cầm quyền luôn tìm mọi cách để nắm chắc quân đội thông
qua nhiều biện pháp về chính trị, tư tưởng, tổ chức và chính sách đãi ngộ. Quân
đội là công cụ bạo lực vũ trang của một giai cấp, một nhà nước nhất định. Do
đó, bản chất giai cấp của quân đội là bản chất của giai cấp, nhà nước tổ chức
ra nó. Quân đội chỉ mang bản chất của một giai cấp - giai cấp thống trị chi
phối quyền lực nhà nước và tổ chức, nuôi dưỡng sử dụng quân đội. Chính vì vậy,
V.I.Lênin đã đề ra những nguyên tắc căn bản về xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân là phải
xây dựng quân đội thật sự vững mạnh về chính trị, quân đội phải đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản giữ vai trò
quyết định toàn bộ quá trình phát triển, chiến đấu, chiến thắng của quân đội, là
bảo đảm chắc chắn nhất để Hồng quân luôn trung thành với Tổ quốc, nhân dân và
sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân.
Trung thành và vận dụng sáng tạo quan điểm: “Quân đội
sẽ không bao giờ có thể trung lập được” của V.I.Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam
và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổ chức ra Quân đội nhân dân Việt Nam và đặt lên
hàng đầu vấn đề xây dựng quân đội về chính trị: “Quân sự mà không có chính trị
như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”3.
Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định bảo đảm cho “Quân đội ta trung với Đảng,
hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ
nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù
nào cũng đánh thắng”1. Chính
trị định hướng toàn bộ hoạt động của quân đội phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cách
mạng trong từng giai đoạn lịch sử. Chính trị có khả năng thẩm thấu, liên kết
chặt chẽ các yếu tố tạo thành sức mạnh chiến đấu tổng hợp, bảo đảm vững chắc
cho Quân đội ta trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.
Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực
và trong nước đang diễn biến hết sức nhanh chóng, phức tạp và khó lường, có cả
thuận lợi, thời cơ và cả khó khăn, thách thức đan xen đặt ra nhiều vấn đề mới,
yêu cầu mới to lớn, phức tạp hơn đối với sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước
và bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ
Đảng, Nhà nước và nhân dân. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh
chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong
nội bộ, và một trong các thủ đoạn hết sức nham hiểm, tinh vi, đó là đòi “quân
đội trung lập”, “đứng ngoài chính trị”. Để làm tốt vai trò là lực lượng chính
trị trung thành, tin cậy, công cụ bạo lực sắc bén của Đảng, Nhà nước, lực lượng
nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ
Tổ quốc, đòi hỏi quá trình xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị phải được
coi trọng đặc biệt. Cần tập trung vào những nội dung sau:
Một là, giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội, xây dựng
Đảng bộ Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức và đội
ngũ cán bộ, nhất là cấp chiến dịch, chiến lược trong quân đội có phẩm chất,
năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới.
Hai là, tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức của cán bộ,
chiến sĩ về bản chất giai cấp công nhân, giác ngộ mục tiêu lý tưởng chiến đấu
của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ba là, thường
xuyên coi trọng
củng cố sự đoàn kết thống nhất, phát huy dân chủ, tăng cường kỷ luật, giải
quyết tốt các mối quan hệ trong nội bộ quân đội,
Quân đội với nhân dân.
Bốn là, coi trọng bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ đạo đức, lối sống, nhân cách
người quân nhân cách mạng, xây dựng môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh ở
các cơ quan, đơn vị.
Năm là, kiên quyết đấu tranh vạch trần âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”,
thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” theo khuynh hướng “phi chính
trị hóa” quân đội của các thế lực thù địch.
Xây dựng quân đội vững mạnh về chính
trị, kiên quyết đấu tranh chống luận điệu sai trái “quân đội trung lập”, quân
đội “đứng ngoài chính trị” là một nguyên tắc cơ bản, quan trọng hàng đầu trong
xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị hiện nay. Đó là một
quá trình thường xuyên, liên tục, có thuận lợi nhưng đang đứng trước nhiều khó
khăn, thách thức, đòi hỏi các cấp ủy, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, chính ủy,
chính trị viên... phải thực hiện tổng hợp các biện pháp về chính trị, tư tưởng,
tổ chức và chính sách… trên lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực tiễn xây
dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam đã chứng minh
tính đúng đắn của quan điểm “quân đội sẽ không bao giờ có thể trung lập được”.
/.
[1] V.I.Lênin toàn tập, Tập 41, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2005, tr. 147.
[2] C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 14, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2006, tr. 11.
3Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 318.
1
Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 14, Nxb
Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 35.
bài viết rất hấp dẫn
Trả lờiXóa