Trong bốn nhóm giải
pháp về xây dựng Đảng do Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI "Một số
vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" đề ra, thì "Nhóm giải pháp
về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong gương mẫu của cấp trên"
được Trung ương xác định là nhóm giải pháp số một. Điều đó cho thấy vai trò, ý
nghĩa hết sức quan trọng của nhóm giải pháp này đối với công tác xây dựng Đảng
hiện nay.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của đồng chí mình. Tự phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của mình. Tự phê bình và phê bình phải đi đôi với nhau". Người khẳng định: tự phê bình và phê bình có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng. Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải xem tự phê bình và phê bình như mỗi ngày soi gương, rửa mặt, để làm cho sạch sẽ cơ thể.
Để thực hiện hiệu quả tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, chúng ta cần: Trước hết, phải nhận thức đúng mục đích của tự phê bình và phê bình là giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi tổ chức cơ sở đảng và toàn bộ hệ thống chính trị thấy và sửa chữa những khuyết điểm, làm cho tốt hơn, đúng hơn; để mọi người học ưu điểm của nhau, cùng giúp nhau tiến bộ. Tự phê bình và phê bình có vai trò hết sức quan trọng là xây dựng mối đoàn kết, tăng sức mạnh trong Đảng. Hai là, thực hiện tự phê bình và phê bình phải gắn với các nội dung liên quan đến tư cách của người đảng viên, gắn với trách nhiệm, quyền hạn của cá nhân, đơn vị, địa phương mình phụ trách; chỉ rõ những vấn đề làm được, chưa làm được, nguyên nhân và phương hướng khắc phục. Thứ ba, phương pháp tự phê bình và phê bình là nêu ưu điểm, vạch khuyết điểm của mình trước và nêu ưu điểm, vạch khuyết điểm của đồng chí mình sau; kiểm điểm, phê bình phải trên tinh thần xây dựng, yêu thương, giúp đỡ đồng chí mình tiến bộ. Thứ tư, theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, người đứng đầu phải gương mẫu tự phê bình và khuyến khích người khác phê bình mình. Do vậy, khi tiến hành tự phê bình và phê bình phải tuyệt đối tránh thái độ quy chụp, trù dập, gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền.
Hiện nay, tình hình trong nước và quốc tế còn nhiều diễn biến phức tạp, thuận lợi - thách thức, thời cơ - nguy cơ đan xen nhau... đang đặt ra cho Đảng ta và toàn bộ hệ thống chính trị nhiệm vụ ngày càng nặng nề. Chính vì vậy, đẩy mạnh thực hiện tự phê bình và phê bình vừa là vấn đề cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài, thường xuyên, bởi lẽ nguyên tắc này là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng, là vũ khí sắc bén để xây dựng Đảng, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, nhằm củng cố khối đại đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của đồng chí mình. Tự phê bình là nêu ưu điểm và vạch khuyết điểm của mình. Tự phê bình và phê bình phải đi đôi với nhau". Người khẳng định: tự phê bình và phê bình có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng. Do đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải xem tự phê bình và phê bình như mỗi ngày soi gương, rửa mặt, để làm cho sạch sẽ cơ thể.
Để thực hiện hiệu quả tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, chúng ta cần: Trước hết, phải nhận thức đúng mục đích của tự phê bình và phê bình là giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi tổ chức cơ sở đảng và toàn bộ hệ thống chính trị thấy và sửa chữa những khuyết điểm, làm cho tốt hơn, đúng hơn; để mọi người học ưu điểm của nhau, cùng giúp nhau tiến bộ. Tự phê bình và phê bình có vai trò hết sức quan trọng là xây dựng mối đoàn kết, tăng sức mạnh trong Đảng. Hai là, thực hiện tự phê bình và phê bình phải gắn với các nội dung liên quan đến tư cách của người đảng viên, gắn với trách nhiệm, quyền hạn của cá nhân, đơn vị, địa phương mình phụ trách; chỉ rõ những vấn đề làm được, chưa làm được, nguyên nhân và phương hướng khắc phục. Thứ ba, phương pháp tự phê bình và phê bình là nêu ưu điểm, vạch khuyết điểm của mình trước và nêu ưu điểm, vạch khuyết điểm của đồng chí mình sau; kiểm điểm, phê bình phải trên tinh thần xây dựng, yêu thương, giúp đỡ đồng chí mình tiến bộ. Thứ tư, theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, người đứng đầu phải gương mẫu tự phê bình và khuyến khích người khác phê bình mình. Do vậy, khi tiến hành tự phê bình và phê bình phải tuyệt đối tránh thái độ quy chụp, trù dập, gia trưởng, độc đoán, chuyên quyền.
Hiện nay, tình hình trong nước và quốc tế còn nhiều diễn biến phức tạp, thuận lợi - thách thức, thời cơ - nguy cơ đan xen nhau... đang đặt ra cho Đảng ta và toàn bộ hệ thống chính trị nhiệm vụ ngày càng nặng nề. Chính vì vậy, đẩy mạnh thực hiện tự phê bình và phê bình vừa là vấn đề cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài, thường xuyên, bởi lẽ nguyên tắc này là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng, là vũ khí sắc bén để xây dựng Đảng, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, nhằm củng cố khối đại đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
tự phê bình mới tiến bộ được
Trả lờiXóa