Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, mạng xã hội đã trở thành một thuật ngữ phổ biến với những tính năng đa dạng cho phép người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả. Không thể phủ nhận vai trò tích cực của mạng xã hội, song cũng phải nhận thấy, các thế lực thù địch và bọn phản động đã và đang biến nó thành công cụ đắc lực cho các hoạt động phá hoại tư tưởng, “diễn biến hòa bình” và các hoạt động phạm tội khác.
Trong
thời gian gần đây, lợi dụng mạng xã hội các thế lực thù địch, phản động, cơ hội
chính trị đang gia tăng các hoạt động chống phá trên tất cả các lĩnh vực từ
kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, nhất là
những sự kiện chính trị, xã hội lớn của nước ta để xuyên tạc, bịa đặt, kích
động gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, biểu tình chống đối
chính quyền, tập dượt bạo loạn, lật đổ sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta.
Nhận
thức được vai trò, tầm quan trọng của không gian mạng; nhằm thực hiện hiệu quả
Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị, Kết luận số 53-KL/TW ngày 04/6/2019
của Ban Bí thư về việc chỉ đạo đấu tranh ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ, triệt phá tin
giả, thông tin sai sự thật, xấu, độc trên Internet, mạng xã hội; Ban chỉ đạo 35
các cấp đã chủ động, tích cực triển khai và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ,
giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền và đấu tranh phản bác các thông tin
và luận điệu sai trái của các thế lực thù địch trên các trang mạng xã hội. Nâng
cao hiệu quả tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật
của nhà nước thông qua mạng xã hội. Tổ chức đông đảo các lực lượng cán bộ, đảng
viên và Nhân dân tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đấu tranh, phản
bác có hiệu quả với những thông tin và luận điệu sai trái của các thế lực thù
địch trên các trang mạng xã hội, đảm bảo an ninh tư tưởng, định hướng dư luận,
góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đặc biệt, thường
xuyên cập nhật thông tin dịch bệnh, phản bác các thông tin sai lệch về tình
hình dịch Covid-19 gia tăng đột biến, căng thẳng, khó lường ở Thành phố Hồ Chí
Minh và các tỉnh phía Nam, chiến lược tiêm vắc-xin Covid-19, về công tác phòng,
chống dịch bệnh Covid-19, phản bác các luận điệu xuyên tạc về kết quả Hội nghị
lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Kỳ họp thứ nhất Quốc hội
khóa XV... Ban chỉ đạo 35 các cấp đã thành lập các trang fanpage để chia
sẻ, cập nhật những thông tin mới nhất, những thông tin chính thống nhằm định
hướng thông tin trên không gian mạng. Qua đó, góp phần tích cực vào công tác
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên
tạc, sai trái, thông tin xấu độc của các thế lực thù địch, phản động trên không
gian mạng.
Việc
tham gia hay không tham gia mạng xã hội là quyền tự do của mỗi cá nhân. Song
với vai trò và nhiệm vụ của người cán bộ, đảng viên cần nhận thức đầy đủ về
những mặt tích cực và tiêu cực khi sử dụng mạng xã hội, nhất là xác lập thái
độ, hành vi ứng xử đúng đắn của bản thân trong giao tiếp, tiếp nhận, xử lý
thông tin trên mạng xã hội. Thời gian qua, bên cạnh đa số cán bộ, đảng viên có
ý thức trách nhiệm, mạnh dạn đăng tải, chia sẻ các thông tin, hình ảnh từ các
trang chính thống thể hiện quan điểm, lập trường, chính kiến của bản thân về
một vấn đề nào đó hoặc phản ánh trước những thông tin xấu độc trên mạng xã hội,
thì vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên còn thờ ơ, chủ quan, mất cảnh giác,
chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm và tính cấp bách của việc bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác những luận điệu xuyên tạc, sai trái,
thông tin xấu độc của các thế lực thù địch, phản động trên không gian mạng.
Để
công tác công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu, độc ngày càng có hiệu quả
trong thời gian tới, các cấp ủy đảng cũng như mỗi cán bộ, đảng viên cần thực
hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
Một là, mỗi cán bộ, đảng viên cần
nâng cao tinh thần cảnh giác trước các thông tin xuyên tạc, bôi nhọ, thông tin
xấu, độc trên mạng xã hội. Phải luôn chủ động nâng cao kiến thức xã hội về mọi
mặt, nhằm xây dựng cho mình nhận thức chính trị đúng đắn để xem xét, tiếp cận
thông tin một cách khách quan, đầy đủ, chính xác từ những nguồn thông tin chính
thống, tránh tiếp cận thông tin phiến diện, một chiều. Cảnh giác trước các
nguồn thông tin sai trái, thù địch, trái với quan điểm, đường lối của Đảng,
chính sách và pháp luật của Nhà nước. Bên cạnh đó phải có ý thức tự giác, phát
huy tính kỷ luật của người cán bộ, đảng viên trong quá trình tiếp xúc thông
tin; chấp hành tốt các quy định về quyền thông tin, phạm vi thông tin theo quy
định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tiếp cận Thông tin năm 2016 và Luật An ninh
mạng năm 2018; những điều Đảng viên không được làm…
Hai là, mỗi cán bộ, công chức,
đảng viên khi tham gia mạng xã hội cần biến trang mạng xã hội của mình thành
một kênh thông tin, tuyên truyền thường xuyên, chính thống về chủ trương, chính
sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Đồng thời, chủ động phân tích, bình luận,
chia sẻ, cung cấp những thông tin chính thống, tuyên truyền quảng bá về hình
ảnh đẹp của đất nước và con người Việt Nam. Tăng cường đăng tải các thông tin
về thành tựu phát triển kinh tế -xã hội; quốc phòng, an ninh, gương điển hình
người tốt, việc tốt;những mô hình mới, cách làm hay trong các phong trào thi
đua yêu nước, học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh.
Cùng với đó phải tố giác và sẵn sàng tham gia đấu tranh ngăn chặn kẻ xấu kích
động việc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, kịp thời thông báo cho các cơ
quan chức năng để xử lý.
Ba là, phát huy vai trò, tính chủ
động của Ban Chỉ đạo 35 các cấp về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu
tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; đẩy mạnh tuyên truyền đội ngũ
cán bộ, đảng viên chia sẻ những thông tin chính thống để cùng tuyên truyền vận
động bạn bè, người thân, đồng chí, đồng đội, cộng đồng hiểu và nghiêm chỉnh
chấp hành pháp luật, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cấp ủy,
chính quyền các cấp; bên cạnh đó cần định hướng những trang thông tin, những
tài khoản facebook chính thống để cán bộ, đảng viên theo dõi, cập nhật thông
tin.
Bốn là, các cấp ủy, đơn vị cơ sở
thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng, định hướng kịp thời dư luận xã hội
trong cán bộ, đảng viên; lắng nghe ý kiến phản ánh, tâm tư, nguyện vọng của
quần chúng Nhân dân, thường xuyên tổ chức sinh hoạt nhằm kịp thời trao đổi, làm
rõ, vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn từ những thông tin xấu xa, độc hại, ác
ý của các thế lực thù địch, phản động. Cần dựa vào những tài liệu, thông tin
chính thống, hướng dẫn của cấp ủy cấp trên để tổ chức cung cấp nhanh cho cán
bộ, đảng viên những luận cứ, thông tin xác đáng và dựa vào đó, đấu tranh phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch, thông tin xấu độc trên mạng xã hội. Tích
cực, chủ động xử lý nghiêm các đối tượng cá nhân, tổ chức đăng tải, phát tán
thông tin xấu độc, vi phạm quy định của pháp luật và công khai các kết quả xử
lý để răn đe, cảnh tỉnh các đối tượng khác.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóa