Thuật ngữ "bất tuân dân sự" lần đầu tiên xuất hiện trong tập tiểu luận của Henry David Thoreau-nhà văn, nhà tư tưởng người Mỹ-với nhan đề "Dân sự bất hợp tác", vào tháng 5-1849. Nội dung cơ bản của tập tiểu luận bàn về mối quan hệ giữa cá nhân (hoặc thiểu số công dân) với nhà nước. Theo đó, cá nhân (hoặc thiểu số công dân) có thể không tuân thủ, không phục tùng nhà nước; thậm chí, có thể thực hành chống lại luật pháp của nhà nước nếu cảm thấy những điều luật đó không phù hợp với người dân, kể cả là với thiểu số, bằng phương pháp "cách mạng hòa bình".
Thực chất đây là quan điểm cực đoan, "vô chính phủ"
của một kẻ vốn là phạm nhân (H.D. Thoreau viết tập tiểu luận này nhằm biện minh
cho việc ông ta phải ngồi tù ở bang Massachusetts vì tội không đóng thuế). “Bất
tuân dân sự" là các hoạt động công khai từ chối tuân theo, hoặc vi phạm
một cách cố ý và có ý thức đối với một số quy định pháp luật nhất định của nhà
nước. "Bất tuân dân sự" hình thức phản kháng, không tuân thủ, không
phục tùng, không hợp tác cơ bản là ôn hòa, bất bạo động. "Bất tuân dân
sự" là bước khởi đầu của một cuộc "cách mạng mềm" nhằm thay đổi
chế độ chính trị đang tồn tại hoặc lực lượng chính trị đang nắm quyền. Vì vậy,
trong hầu hết các vụ việc, về bản chất, đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Ở Việt Nam, hoạt động "bất tuân dân sự" đã diễn ra
từ nhiều năm trước, có nguy cơ trở thành "phong trào" nguy hại trực
tiếp đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nếu không nhận diện và đấu
tranh kịp thời...
Những năm gần đây, có một số vụ việc mang bóng dáng "bất
tuân dân sự", như: "Bất tuân cưỡng chế" của một số đối tượng; "bất
tuân" quy định về thành lập hội (nhóm), đòi lập các tổ chức xã hội dân sự
(thực chất là phản động trá hình) như "Hội anh em dân chủ", "Hội
phụ nữ nhân quyền Việt Nam", "Hội cựu tù nhân lương tâm Việt
Nam", "Hội văn đoàn độc lập Việt Nam", "Hội nhà báo độc lập
Việt Nam", "Mạng lưới Blogger Việt Nam"...các hình thức như kích
động tài xế phản đối trả phí BOT giao thông; từ chối đóng các loại quỹ phúc lợi
xã hội; tẩy chay hàng hóa nước ngoài... cũng có nhiều vụ việc bị lợi dụng, biến
tướng.
“Bất tuân dân sự" được tổ chức ngày càng chặt chẽ, được
một số tổ chức phản động nước ngoài như Việt Tân, Voice công khai giật dây.
Chúng lợi dụng các vấn đề dân sinh còn có hạn chế, khuyết điểm khiến người dân
bức xúc để làm suy giảm niềm tin, tích tụ thêm mâu thuẫn của người dân đối với
chính quyền, với Đảng, Nhà nước. Chúng lợi dụng thông qua đó để tập hợp, xây
dựng, phát triển lực lượng, hợp thức hóa, công khai hóa việc chống đối chính
quyền. Đồng thời, gắn kết chặt chẽ giữa "bất tuân dân sự" với
"xã hội dân sự", sử dụng các tổ chức "xã hội dân sự" để chỉ
đạo, điều hành "bất tuân dân sự". Thủ đoạn chủ yếu là tiếp tục sử
dụng các chiêu bài "tự do", "dân chủ", "nhân
quyền"; triệt để lợi dụng các vấn đề nhạy cảm về dân tộc, tôn giáo, các sự
kiện, vụ việc, những sơ hở, bất cập của ta trong quá trình triển khai các quyết
sách phát triển kinh tế-xã hội, đối ngoại... để đẩy mạnh tuyên truyền chống
phá; lôi kéo, kích động nhân dân tụ tập, tuần hành, biểu tình, tạo dựng phong
trào phản kháng trong quần chúng; phát triển lực lượng cốt cán, xây dựng
"ngọn cờ"; tiến hành tập dượt các kịch bản đấu tranh chuẩn bị cho mục
tiêu cao hơn...
Để đấu tranh làm thất bại "bất
tuân dân sự", cần thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau đây:
Đa dạng hóa các loại hình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật, xây dựng văn hóa "thượng tôn pháp luật" cho mọi công dân.
Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức; đẩy mạnh công tác đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm của cán bộ
các cấp, củng cố niềm tin của người dân đối với Đảng, Nhà nước.
Chính quyền các cấp phải nêu cao vai trò, trách nhiệm phục vụ
nhân dân, tăng cường đối thoại, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc của nhân dân;
giải quyết dứt điểm các vấn đề còn tồn đọng về tranh chấp, khiếu kiện, không để
âm ỉ, kéo dài…
Các cơ quan, đơn vị, địa phương tiến hành khảo sát kỹ lưỡng
thực trạng "bất tuân dân sự" trên địa bàn quản lý; xây dựng kế hoạch
phòng, chống chặt chẽ; bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng xử lý.
Thực hiện tốt vai trò, chức trách của các lực lượng công an,
quân đội, các lực lượng chức năng và cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp
trong việc bám nắm cơ sở, nắm chắc âm mưu, thủ đoạn của bọn phản động trong
việc kích động, lôi kéo nhân dân thực hiện "bất tuân dân sự".
Cần hết sức tỉnh táo; nhận định, đánh giá đúng tính chất, mức
độ, xác định rõ nguyên nhân dẫn đến "bất tuân dân sự". Kiên trì, khôn
khéo, lấy biện pháp đối thoại, tuyên truyền, vận động, thuyết phục là chính;
thực hiện phân hóa lực lượng cốt cán, cầm đầu với quần chúng bị dụ dỗ, lôi kéo…
Xử lý nghiêm minh số đối tượng cốt cán, cầm đầu, những đối
tượng có hành vi vi phạm pháp luật; có biện pháp phù hợp quản lý, giáo dục,
động viên, giúp đỡ những đối tượng bị dụ dỗ, lôi kéo...
T Q H
Hiện nay có rất nhiều kẻ phản động vì những đồng tiền dơ bẩn đã xuyên tạc và chống phá đất nước; chúng ta phải vạch trần và đấu tranh loại bỏ thủ đoạn của chúng
Trả lờiXóa