Họ cho rằng: Tham nhũng là căn bệnh kinh niên của chế độ độc đảng cầm quyền vì “Đảng vừa đá bóng, vừa thổi còi”; vì xã hội thiếu dân chủ nên không thể chống tham nhũng thành công; đã nhiều lần phát động chống tham nhũng, nhưng đều không thành công, tệ nạn lại càng gia tăng... Từ đó, họ kết luận cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng (PCTN) của Đảng Cộng sản Việt Nam không thể thành công.
Cần
phải khẳng định rằng, những luận điệu trên không có cơ sở khoa học và hoàn toàn
sai lầm về mặt lý luận và thực tiễn. Lịch sử Việt Nam và thế giới cho thấy, bất
kỳ quốc gia, dân tộc nào muốn tồn tại, phát triển đều phải có chính đảng của
mình hoặc phải chọn lấy chính đảng thích hợp với mình. Sự lựa chọn ấy chỉ được
coi là đúng đắn, khi một mặt phải bắt nguồn sâu xa từ thực tiễn đất nước, từ
truyền thống của dân tộc, từ ước vọng tha thiết của nhân dân; mặt khác, phải
phù hợp với quy luật phát triển khách quan của xã hội, với xu thế vận động tất
yếu của nhân loại tiến bộ. Theo đó, rõ ràng tệ tham nhũng không phải là những
hiện tượng phản ảnh bản chất của chế độ. Nó cũng không phải là những căn bệnh
nảy sinh do chế độ một đảng lãnh đạo dẫn đến mất dân chủ như một số người vẫn
thường rêu rao.
Quốc gia dân tộc nào
cũng vậy, trong từng thời điểm đều do một đảng cầm quyền. Khi đảng nào cầm
quyền thì người đứng đầu và các chức vụ quan trọng của chính quyền nhà nước đều
là người của đảng đó; đường lối, chủ trương của đảng cầm quyền sẽ chi phối
đường lối, chính sách của quốc gia. Dù là chế độ một đảng cầm quyền hay đa đảng
thay nhau cầm quyền thì nạn tham nhũng, suy thoái vẫn xảy ra, kể cả các nước
phát triển có hệ thống pháp luật khá hoàn chỉnh, có trình độ quản lý kinh tế,
xã hội cao.
Đảng Cộng sản Việt Nam, từ
khi ra đời, lãnh đạo cuộc đấu tranh giành chính quyền, cán bộ, đảng viên của
Đảng tuyệt đại đa số đều là những nhà cách mạng tự nguyện từ bỏ lợi ích bản
thân, xả thân chiến đấu hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.
Nhiều tấm gương hy sinh oanh liệt của các nhà lãnh đạo, các cán bộ, đảng viên,
mãi mãi lưu danh trong lịch sử vẻ vang của Đảng và dân tộc. Tuy nhiên, ngay từ
đó, trong cuộc đấu tranh một sống, một chết dưới ách thống trị tàn bạo của
chính quyền thực dân phong kiến, cũng đã có những người không chịu nổi thử
thách gian nguy, tự rời bỏ hàng ngũ cách mạng, thậm chí đầu hàng địch, phản bội
cách mạng. Những người thiếu kiên trung với cách mạng, có biểu hiện dao động,
cầu an, Đảng đã thải loại họ. Nhưng đó chỉ là những trường hợp hết sức cá biệt.
Đảng không vì thế mà yếu đi. Đảng càng trong sạch và ngày càng phát triển vững
mạnh, được các tầng lớp nhân dân tin tưởng, tôn vinh vai trò lãnh đạo và tình
nguyện chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng.
Ở Việt Nam, thời kỳ
kháng chiến chống thực dân, đế quốc đã xuất hiện và phủ định đa nguyên chính
trị, đa đảng đối lập như một tất yếu khách quan. Năm 1945, Đảng Cộng sản Việt
Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện đã lãnh đạo nhân dân đứng lên
khởi nghĩa, giành chính quyền, thiết lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa. Đảng đặt quyền lợi quốc gia, dân tộc lên trên hết, nên trong những ngày
đầu gìn giữ chính quyền và độc lập dân tộc, Đảng đã tuyên bố tự giải tán, mở
rộng Chính phủ dân tộc với sự tham gia của nhiều đảng phái đối lập, như: Việt
Quốc (Việt Nam Quốc dân đảng); Việt Cách (Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội)…
Nhưng, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, các tổ chức đảng phái hoặc phản động
“bán nước, cầu vinh”, hoặc không đưa ra được đường lối đúng đắn, không vì lợi
ích của quốc gia, dân tộc nên lần lượt bị chính nhân dân loại
bỏ. Khi quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam, hai đảng này cũng
cuốn gói chạy theo. Được sự tiếp tay của đế quốc Mỹ, nhiều đảng phái đã được
chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm thành lập ở miền Nam Việt Nam. Song, do mục
đích chính trị của những đảng phái này là phá hoại tổng tuyển cử, thống nhất
nước nhà, đi ngược lại lợi ích của nhân dân lao động nên nhân dân Việt Nam đã
đoàn kết đấu tranh loại bỏ những đảng phái chính trị đó. Cũng có một thời kỳ khá
dài, bên cạnh Đảng Cộng sản Việt Nam đã tồn tại hai đảng khác là Đảng Dân
chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, cả hai đảng này chưa bao giờ
đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, mà đều ủng hộ, thừa nhận vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam và sau này hoàn toàn tự nguyện giải tán.
P V P
Hiện nay, trên MXH bọn phản động đã tung nhiều thông tin xuyên tạc, bịa đặt, chống đối Đảng và Nhà nước ta; chúng ta cần hết sức tỉnh táo và đề cao cảnh giác, không để mắc mưu của chúng.
Trả lờiXóa