NGHỊ QUYẾT
ĐẠI HỘI
XIII VỀ NỀN
KINH TẾ ĐỘC
LẬP, TỰ
CHỦ - GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
Hưng Thanh
Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ
luôn là sự quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước ta. Chủ trương xây dựng nền
kinh tế độc lập, tự chủ của Đảng Nghị quyết Đại hội XIII thể hiện sự nhất quán
và vận dụng sáng tạo việc phát huy sức mạnh nội lực kết hợp với ngoại
lực, phù hợp với yêu cầu trong mỗi thời kỳ, giai đoạn lịch sử nhất định.
Thực tiễn cho thấy, ngay thời kỳ kháng
chiến chống thực dân Pháp, chống Mỹ xâm lược Đảng ta đã chủ chương “vừa kháng
chiến, vừa kiến quốc”, “tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”.
Những năm 70 và đầu những năm 80 của thế
kỷ XX, trong tình thế đối đầu giữa hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ
nghĩa, Đảng ta chủ trương phát triển kinh tế tự chủ, tự lực cánh sinh là chính,
đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.
Trong những năm đầu thập niên 90, Đảng
ta chủ trương tăng cường sức mạnh kinh tế trên cơ sở nội lực, đồng thời mở rộng
quan hệ hợp tác, tham gia tích cực vào phân công lao động quốc tế. Đại hội VIII
(năm 1996) của Đảng khẳng định: Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp
tác quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại.
Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) nhấn mạnh “Xây dựng
nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng” . Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 nêu rõ: “Phát
huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định, đồng thời tranh thủ ngoại
lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng đế phát triển nhanh, bền vững và
xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Trong điều kiện Việt Nam chuyển sang
giai đoạn hội nhập toàn diện với hội nhập kinh tế quốc tế là nội dung quan trọng
nhất, Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị về hội
nhập quốc tế xác định: Hội nhập kinh tế quốc tế là trọng tâm, hội nhập trong
các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực
vào phát triển kinh tế. Đại hội XII (năm 2016), Đảng ta tiếp tục khẳng định: Thực
hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và
uy tín của đất nước trên trường quốc tế.
Đảng ta xác định, trước tình hình thế giới
“đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó
dự báo”. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển nhưng đang bị
thách thức bởi sự cạnh tranh, ảnh hưởng của các nước lớn và sự trỗi dậy của chủ
nghĩa dân tộc cực đoan… Kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm
trọng và có thể còn kéo dài do tác động của đại dịch Covid-19. Cạnh tranh kinh
tế, chiến tranh thương mại, tranh giành thị trường, các nguồn tài nguyên, công
nghệ, nhân lực chất lượng cao, thu hút đầu tư nước ngoài giữa các nước ngày
càng quyết liệt” . Trong điều kiện đó, Đại hội XIII của Đảng xác định “xây dựng
nền kinh tế độc lập, tự chủ; nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế”, thể
hiện sự nhất quán, kế thừa và phát triển chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập,
tự chủ của Đảng phù hợp với tình hình mới.
Điều này đã cho thấy rõ chủ trương đúng
đắn, sáng tạo của Đảng về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với nâng
cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện mới.
bài viết rất thực tế
Trả lờiXóa