KIÊN QUYẾT, KIÊN TRÌ - BÀI HỌC QUÝ TRONG BẢO VỆ CHỦ
QUYỀN TỔ QUỐC
Cam Ranh
Biển, đảo Việt Nam là một bộ
phận cấu thành chủ quyền quốc gia, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc
tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa; đồng thời, là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, là tuyến
phòng thủ hướng đông của đất nước. Kế thừa và phát triển truyền thống dựng và
giữ nước của dân tộc, nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc
biệt của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước
ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về biển, đảo. Quan điểm nhất quán của Đảng,
Nhà nước ta là quản lý, khai thác đi đôi với bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền
chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển, làm cho đất nước giàu mạnh.
Quán triệt sâu sắc chủ
trương, quan điểm của Đảng về biển, đảo Việt Nam, cùng với công tác tuyên truyền,
đấu tranh trên thực địa và chính trị, công tác đấu tranh trên mặt trận đối ngoại
đã được thực hiện một cách chủ động, kiên quyết và kiên trì, góp phần bảo vệ vững
chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Trong công tác đối ngoại, Việt
Nam đã chủ động nêu vấn đề Biển Đông trong các cuộc tiếp xúc ở tất cả các cấp với
nhiều nước, tại các diễn đàn đa phương như Hội nghị các cấp ASEAN, Diễn đàn an
ninh khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc
phòng các nước ASEAN (ADMM), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng
(ADMM+) và các hội nghị quốc tế khác.
Chủ động xây dựng và lưu
hành tại Liên hợp quốc các tài liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bác bỏ và phản đối các hành động sai trái, xâm
phạm chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Các hoạt động ngoại giao kênh học giả được
triển khai đa dạng và đồng bộ; các cuộc hội thảo thu hút hàng trăm học giả, nhà
nghiên cứu hàng đầu về Biển Đông.
Ngay khi có những tình huống
nảy sinh trên biển, vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt
Nam, chúng ta đã chủ động, kiên quyết và kiên trì đấu tranh với các bên liên
quan để bảo vệ các quyền và lợi ích quốc gia Việt Nam ở Biển Đông. Vụ việc
Trung Quốc hạ đặt trái phép dàn khoan Hải Dương - 981 (HD981) và các biện pháp
đấu tranh của Việt Nam, trong đó có đấu tranh trên mặt trận ngoại giao là minh
chứng sống động thể hiện quan điểm chủ động, kiên quyết và kiên trì đấu tranh bảo
vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ Quốc.
Với vị thế là quốc gia hướng
biển, có vị thế địa - chính trị, địa - kinh tế then chốt, nằm ở vị trí xung yếu
về mặt trận an ninh, quốc phòng. Việt Nam có nhiều lợi thế và không ít thách thức
trong công cuộc đưa đất nước trở thành “quốc gia mạnh về biển, phát triển bền vững,
thịnh vượng, an ninh và an toàn” như Chiến lược phát triển bền vững kinh
tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Hội nghị lần thứ tám
Ban Chấp hành Trung ương Khoá XII đã đề ra.
bài rất hấp dẫn
Trả lờiXóa