Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2021

Nguyễn Đình Cống – Kẻ phá hoại chống tham nhũng ở Việt Nam

 

Cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả quan trọng và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân. Tuy nhiên, vẫn có những người cố tình xuyên tạc làm sai lệch vấn đề này, điển hình là Nguyễn Đình Cống với bài viết “Bàn về tham nhũng chính sách” đăng trên baotiengdan.

Với luận điệu hằn học và thâm thù, Cống đã cố tình xuyên tạc, chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc sinh ra và nuôi dưỡng tham nhũng; để loại bỏ tham nhũng phải thực hiện “tam quyền phân lập”; chống tham nhũng ở Việt Nam của Đảng chỉ là sự “dàn cảnh chống một vài vụ không quan trọng để tuyên truyền và lừa dối những người nhẹ dạ cả tin”… Đây là luận điệu hoàn toàn sai trái, cần phải kiên quyết đấu tranh, bác bỏ:

Chủ nghĩa Mác - Lênin không thể là nguồn gốc sinh ra và nuôi dưỡng tham nhũng

Như đã biết, tham nhũng là hiện tượng xã hội có tính lịch sử, gắn liền với sự ra đời và tồn tại của nhà nước. Nó là căn bệnh của mọi nhà nước, không phân biệt chế độ chính trị. Còn nhà nước và quyền lực chính trị thì tất yếu còn tham nhũng. Thực tiễn cho thấy, tham nhũng là hiện tượng phổ biến ở nhiều quốc gia, kể cả quốc gia có chế độ “đa nguyên, đa đảng”. Trong các cuộc đàm phán về Công ước chống tham nhũng của Liên hợp quốc đều khẳng định, nơi nào hệ thống pháp luật còn lỏng lẻo, các quy trình ra quyết định và hoạch định chính sách còn thiếu minh bạch, thủ tục hành chính còn rườm rà, lương công chức còn thấp,… thì ở đó tình trạng tham nhũng có xu hướng gia tăng cả về tính chất và mức độ; đồng thời, số vụ có tính chất xuyên quốc gia cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Đặc biệt, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, các quan hệ chính trị - kinh tế tạo ra những tiền đề khách quan cho tham nhũng phát triển.

Chế độ tư hữu là môi sinh lý tưởng cho tham nhũng xuất hiện và tồn tại. Bàn về vấn đề này, trong nhiều tác phẩm quan trọng của mình, C.Mác đã chỉ ra rằng, chế độ tư hữu khiến cho con người bị tha hóa và ở đó, giai cấp tư sản với “lòng tham vô đáy” công nhiên tư lợi, biến mọi mối quan hệ giữa người với người trong xã hội tư bản thành một mối quan hệ duy nhất là lợi ích trần trụi và lối “tiền trao cháo múc”, nơi nhà tư bản sẵn sàng chà đạp lên mọi thứ, thậm chí không còn tội ác nào là nó không dám phạm. Chế độ tư bản chủ nghĩa được xây dựng trên nền tảng của chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Do đó, từ trong bản chất của nó, chế độ chiếm hữu tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất là môi trường lý tưởng hơn hết để tham nhũng xuất hiện và phát triển. Chủ nghĩa Mác - Lênin là kim chỉ nam dẫn dắt nhân loại xóa bỏ chế độ tư hữu, xây dựng một xã hội không còn sự tồn tại của nhà nước, không có sự áp bức, bóc lột, bất công. Đây là một khoa học vị nhân sinh, cách mạng nhất, mang đầy tính nhân văn, nhân đạo cao cả, hướng đến con người, vì con người – những người dân lao động bị áp bức, bóc lột và chịu nhiều bất công trong xã hội tư bản. Điều đó chứng tỏ, chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ giải thích chính xác quy luật của sự vận động, phát triển thế giới khách quan, mà quan trọng hơn còn là công cụ cải tạo thế giới hướng đến những điều tốt đẹp nhất cho tự nhiên, xã hội và con người với việc giải phóng người lao động, giải phóng xã hội khỏi mọi áp bức, bóc lột, mọi sự tha hóa, xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng và tự do cho mọi người - xã hội, xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.

Như vậy, tham nhũng là hiện tượng xã hội có tính lịch sử, gắn liền với sự ra đời và tồn tại của nhà nước, không phải là sản phẩm tất yếu của chủ nghĩa Mác - Lênin. Chỉ có những kẻ chống chủ nghĩa Mác - Lênin như Cống mới cố tình xuyên tạc, quy chụp, nguyên nhân cơ bản của tham nhũng là do chủ nghĩa Mác - Lênin và đưa ra giải pháp chính trị sai lầm rằng: muốn loại bỏ tham nhũng thì việc “cấp thiết là phải loại bỏ độc hại của chủ nghĩa Mác - Lênin”. Khánh Hà

 

 

1 nhận xét:

  1. Tất cả những kẻ bán nước cầu vinh phải bị pháp luật trừng trị thích đáng

    Trả lờiXóa