Lợi dụng tính chất gay go, quyết liệt, phức tạp của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chống đối đã cố tình xuyên tạc bản chất và mục tiêu của cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta. Trên các trang mạng xã hội, có kẻ đã cố tình quy chụp nguyên nhân tình trạng tham nhũng là do Đảng vi phạm Hiến pháp và pháp luật!?… và còn cho rằng, để chống tham nhũng, Việt Nam phải học tập các nước giàu mạnh văn minh trên thế giới thực hiện “tam quyền phân lập”, “xã hội dân sự”, “đa nguyên đa đảng”. Những luận điệu đó không có gì mới, vẫn là xuyên tạc bản chất chế độ một Đảng lãnh đạo, đòi đa nguyên, đa đảng nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trước hết cần khẳng định, cuộc đấu tranh phòng, chống
tham nhũng ở nước ta thể hiện rõ mục đích là, làm trong sạch Đảng, bộ máy chính
quyền Nhà nước, loại bỏ những kẻ tham nhũng hại nước, hại dân đem lại dân chủ,
công bằng trong xã hội. Điều đó cho thấy, Đảng không bao giờ và không thể “vi
phạm Hiến pháp và pháp luật”, chỉ những cá nhân tham nhũng mới là những kẻ vi
phạm Hiến pháp và Pháp luật. Đó là một điều hiển nhiên bởi, Đảng là người lãnh
đạo thực hiện Hiến pháp và Pháp luật thì không thể vi phạm Hiến pháp và Pháp luật
được. Thực tế vừa qua cho thấy, đấu tranh chống tham nhũng đang diễn ra rất quyết
liệt, không có vùng cấm, không kể cán bộ cấp thấp hay cấp cao, không chỉ cán bộ
đương chức mà kể cả cán bộ đã nghỉ hưu cũng phải chịu trách nhiệm, cũng bị xử
lý trước pháp luật vì hành vi tham nhũng. Những lĩnh vực được coi là “nhạy cảm”
như công an, quân đội, cứ có dấu hiệu sai phạm, tham nhũng thì việc xử lý cán bộ
cũng không là ngoại lệ. Như vậy, thì tại sao, Đảng Cộng sản phải chấm dứt
vi phạm Hiến pháp và pháp luật để tránh “nguy cơ khó lường” như một số kẻ cố
tình quy chụp !?.
Thứ hai, thực hiện “tam quyền
phân lập”, “xã hội dân sự”, “đa nguyên đa đảng” để hạn chế tham nhũng chỉ là luận
điệu ngụy biện của những kẻ “ếch ngồi đáy giếng”. Cần khẳng định, trên thế giới
ngày nay dù thực hiện một đảng hay đa đảng, có “tam quyền phân lập”, “xã hội
dân sự” hay không đều có tham nhũng. Thực tế nhiều nước văn minh hùng mạnh hàng
đầu thế giới vẫn xảy ra tham nhũng trầm trọng. Những người bị truy tố về tội
tham nhũng có cả Tổng thống, Thủ tướng và nhiều quan chức cấp cao. Do vậy, để
chống tham nhũng không có nhĩa là phải thực hiện “đa nguyên đa đảng” phải “tam
quyền phân lập” phải “xã hội dân sự”. Vấn đề là ở chỗ Đảng, Nhà nước có kiên
quyết đấu tranh chống tham nhũng hay không, có dũng cảm loại bỏ những sâu mọt
trong nội bộ của mình hay không.
Thực tế cho thấy, chống tham
nhũng hiện nay xuất phát từ sự tồn vong của đất nước, quyết tâm đi đến cùng của
Đảng, của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong việc đẩy lùi tham nhũng. Và quan
trọng hơn là đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, được mọi tầng lớp nhân
dân đồng tình, ủng hộ, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Chính vì vậy, có thể
khẳng định chống tham nhũng ở nước ta hiện nay là cuộc chiến làm trong sạch Đảng,
bộ máy chính quyền Nhà nước. Tuy nhiên, chống tham nhũng là một cuộc chiến
trong nội bộ, chống giặc nội xâm, giữa những người đồng chí, biết rất rõ về
nhau nên rất cam go, không phải lúc nào cũng suôn sẻ, dễ dàng. Nó đòi hỏi người
đứng đầu và bộ máy làm công tác thanh tra, kiểm tra phải thật sự trong sạch, thực
sự vì nước, vì dân chứ không phải cứ thực hiện “đa nguyên đa đảng”, “tam quyền
phân lập”, hay “xã hội dân sự” là có thể chống được tham nhũng. Bởi vậy, mỗi
người hãy cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch,
nhận thức rõ bản chất, mục đích và quyết tâm của Đảng, tin vào Đảng, thì cuộc
chiến chống tham nhũng dù khó mấy cũng sẽ thành công./.
Mỗi công dân Việt Nam cần nêu cao tinh thần cảnh giác, nhận diện được âm mưu của của các thế lực thù địch và bọn phản động không để chúng lừa gạt, kích động, lôi kéo.
Trả lờiXóa