Thời gian gần đây có một số “nhà dân chủ”
nhân danh này nọ kiến nghị về phương hướng xây dựng quân đội nên bỏ nội dung
“cách mạng” thay bằng xây dựng quân đội theo hướng: “chuyên nghiệp, tinh nhuệ,
hiện đại”. Kiến nghị này rất nham hiểm, vì thực chất họ muốn “phi chính trị hóa
Quân đội”, tách Quân đội khỏi sự lãnh đạo của Đảng.
Thoạt đầu mới nghe thế tưởng chừng như vậy
là ngắn gọn dễ hiểu, nhưng thực chất thủ đoạn của kẻ thù là muốn “phi chính trị
hóa” quân đội. Bởi lẽ, Quân đội ta do Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, giáo
dục, rèn luyện; quá trình chiến đấu, xây dựng chiến thắng và trưởng thành của
Quân đội ta luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng.
Mục tiêu chiến đấu của Quân đội ta là nhằm
thực hiện thắng lợi mục đích, lý tưởng của Đảng: “Xây dựng nước Việt Nam độc
lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Bản chất cách mạng luôn
thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Điều
65 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung
thành với Tổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật
tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa;
cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. Nhiệm vụ bảo vệ
Đảng Cộng sản Việt Nam là tất yếu, bắt nguồn từ nhu cầu tự thân của Quân đội và
nguyện vọng chính đáng trên nền tảng nhận thức khoa học đã được thực tiễn lịch
sử kiểm nghiệm của nhân dân Việt Nam
Luận điệu đòi chuyển từ xây dựng “quân đội
cách mạng” sang xây dựng “quân đội chuyên nghiệp” thực chất là yêu sách “quân
đội phải trung lập đứng ngoài chính trị” được các “lý luận gia phương Tây” ra
sức tán dương, cổ súy. Chúng muốn bỏ từ “cách mạng” chính là phủ nhận quân đội
ta từ bản chất của một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.
PGS, TS Phan Trọng Hào (Hội đồng Lý luận
Trung ương) khẳng định: Những đòi hỏi “quân đội chuyên nghiệp”, “quân đội chỉ
bảo vệ Tổ quốc, không phải phục tùng và bảo vệ đảng cầm quyền”, “trả quân đội
về phục vụ nhân dân”… thực chất vẫn là để thực hiện ý đồ “phi chính trị hóa
quân đội”. Hiện nay trên thế giới có nhiều nước khẳng định tính trung lập về
chính trị của quân đội và những nước đó luôn bất ổn về chính trị như: đảo
chính, biểu tình tràn lan…Thái Lan đất nước cạnh chúng ta là một ví dụ.
Từ bài học xương máu rút ra từ sự sụp đổ của
chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu là bất luận trong
điều kiện hoàn cảnh nào, Đảng Cộng sản cũng không được rời bỏ nguyên tắc xây
dựng quân đội về chính trị của chủ nghĩa Mac-Lênin; tuyệt đối không được mắc
sai lầm trong việc xóa bỏ cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội;
không được để quân đội bị “phi chính trị hóa” và bị vô hiệu hóaNhiều nhà khoa
học trong quân đội đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu để có những câu trả
lời xác đáng về cái gọi là “lời kêu gọi xây dựng quân đội chuyên nghiệp”. Các
công trình trên chỉ rõ, thực chất của những kêu gọi đó vẫn là âm mưu “Diễn biến
hòa bình”, hòng thực hiện “phi chính trị hóa quân đội”, mục đích làm thay đổi
bản chất, chức năng, nhiệm vụ của quân đội. Đây chính là âm mưu phủ nhận vai
trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, từng bước vô hiệu hóa quân đội, tiến
tới thúc đẩy đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập tại Việt Nam, tạo cơ hội để
các thế lực thù địch lật đổ thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Nội hàm của khái niệm “cách mạng” đòi hỏi
quân đội phải “trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân”. Những người nhẹ
dạ, ít am hiểu lý luận sẽ thấy mục tiêu xây dựng Quân đội “chuyên nghiệp, tinh
nhuệ, hiện đại” nghe có vẻ hợp thời và ngắn gọn hơn, cắt bớt yếu tố “cách mạng”
và chuyển từ “từng bước hiện đại” sang “hiện đại” nghe thích hơn, oai hơn.
Nhưng sự kiến nghị thêm bớt câu từ này lại nhằm phục vụ một mục đích không thay
đổi của các thế lực thù địch, đó là bỏ yếu tố “cách mạng” thì đồng nghĩa với
việc xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Đó là sai lầm khủng
khiếp mà Đảng Cộng sản Liên Xô đã từng làm dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô năm
1991.
Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhiều
lần nhận được câu hỏi của các tướng lĩnh và giới nghiên cứu quân sự thế giới:
“Vì sao Quân đội nhân dân Việt Nam, từ không một tấc sắt trong tay lại đánh
thắng hai đế quốc to trong những cuộc chiến tranh không cân sức?”. Đại tướng
khẳng định: “Sẽ không tìm được câu trả lời nếu không nhìn vào chiều dày lịch sử
dân tộc và đường lối cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam”. Quân đội ta do Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, giáo dục, rèn luyện; quá
trình chiến đấu, xây dựng và trưởng thành của Quân đội ta luôn gắn liền với sự
lãnh đạo của Đảng. Mục tiêu chiến đấu của Quân đội ta là nhằm thực hiện thắng
lợi mục đích, lý tưởng của Đảng: “Xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu
mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Bản chất cách mạng luôn thống nhất với tính
nhân dân, tính dân tộc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Điều 65 Hiến pháp 2013
khẳng định: “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc,
Nhân dân, với Đảng và Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã
hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; cùng toàn dân
xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế”. Nhiệm vụ bảo vệ Đảng Cộng sản
Việt Nam là tất yếu, bắt nguồn từ nhu cầu tự thân của Quân đội và nguyện vọng
chính đáng trên nền tảng nhận thức khoa học đã được thực tiễn lịch sử kiểm
nghiệm của nhân dân Việt Nam.
Thiếu tướng, PGS, TS Nguyễn Bá Dương, Ủy
viên Hội đồng Lý luận Trung ương khẳng định: Luận điệu đòi chuyển từ xây dựng
“quân đội cách mạng” sang xây dựng “quân đội chuyên nghiệp” thực chất là yêu
sách “quân đội phải trung lập đứng ngoài chính trị” được các “lý luận gia
phương Tây” ra sức tán dương, cổ súy.
Có thể hiểu rõ hơn nhận định này từ thực
tiễn tranh giành quyền lực của Thái Lan hơn 70 năm qua với việc quân đội đã
thực hiện 19 lần đảo chính và âm mưu đảo chính. Ở các nước tư bản phát triển
như Anh, Mỹ, Pháp..., quân đội chuyên nghiệp không chỉ được dùng vào việc bảo
vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc; mà còn được dùng vào việc lật đổ, can
thiệp quân sự vào các quốc gia khác nhằm mục tiêu chính trị là dựng nên các
chính phủ thân phương Tây, có lợi cho phương Tây. Thực tế chỉ ra rằng, từ năm
1990 đến nay, quân đội các nước phương Tây liên tục can dự vào đời sống chính
trị của nhiều nước có độc lập chủ quyền kể cả tiến hành chiến tranh ở Nam Tư,
Afghanistan, Iraq, Libya, Syria...
Bài học xương máu rút ra từ sự sụp đổ của
chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu là bất luận trong điều kiện hoàn
cảnh nào, Đảng Cộng sản cũng không được rời bỏ nguyên tắc xây dựng quân đội về
chính trị của chủ nghĩa Mac-Lênin; tuyệt đối không được mắc sai lầm trong việc
xóa bỏ cơ chế lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội; không được để quân
đội bị “phi chính trị hóa” và bị vô hiệu hóa.
PGS, TS Phan Trọng Hào (Hội đồng Lý luận
Trung ương) khẳng định: Những đòi hỏi “quân đội chuyên nghiệp”, “quân đội chỉ
bảo vệ Tổ quốc, không phải phục tùng và bảo vệ đảng cầm quyền”, “trả quân đội
về phục vụ nhân dân”… thực chất vẫn là để thực hiện ý đồ “phi chính trị hóa
quân đội”. Hiện nay trên thế giới có nhiều nước khẳng định tính trung lập về
chính trị của quân đội. Tuy nhiên, chúng ta cần nhận rõ, trong cấu trúc đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập của các nước nói trên thì việc quy định quân
đội trung lập về chính trị là giải pháp bắt buộc với các nước đó. Bởi vì, ở các
nước có chế độ đa đảng đối lập, cuộc đấu đá, tranh giành quyền kiểm soát cơ
quan quyền lực nhà nước giữa các đảng phái chính trị diễn ra hết sức quyết
liệt, phức tạp. Quan điểm “quân đội phải trung lập, đứng ngoài chính trị” được
các đảng phái chính trị ra sức tán dương, cổ súy. Thực chất các đảng phái muốn
quân đội đứng ngoài cuộc đấu tranh tranh giành quyền kiểm soát quyền lực nhà
nước. Còn trong thực tế, ở các nước thực hiện chế độ đa đảng, quân đội chỉ
“trung lập” với các đảng, giữ một khoảng cách với các đảng, không nghiêng về
một đảng nào. Còn bản thân các đảng chính trị đều ra sức vận động, “mua chuộc”,
tìm sự hậu thuẫn từ quân đội. Và khi một đảng giành được quyền lãnh đạo chính
quyền nhà nước (thông qua bầu cử) thì đương nhiên đảng đó cũng lãnh đạo quân
đội, thậm chí quân đội nhiều nước còn phải làm lễ tuyên thệ trung thành với
nguyên thủ quốc gia, vốn cũng là người đứng đầu, hoặc có thực quyền chi phối
đảng cầm quyền.
Trước những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng và Nhà nước ta; chúng ta cần bình tĩnh xem xét và xử lý thông tin chuẩn xác, tránh mắc mưu của chúng.
Trả lờiXóa