Hiện nay, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước đã và đang đạt được những thành tựu to lớn. Yêu cầu nhanh
chóng đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và hội nhập quốc tế sâu
rộng đang đặt ra cho Đảng, nhà nước, các nhà lãnh đạo, quản lý nhiều thử thách
trước những vấn đề mới đầy khó khăn và phức tạp. Đây cũng chính là những đòi
hỏi, thách thức buộc chúng ta đều phải tập trung suy nghĩ giải quyết và là trách
nhiệm của chúng ta.
Cuộc sống vẫn vận hành, diễn biến theo
những quy luật tất yếu với những đan xen giữa cái tích cực và tiêu cực; giữa
tiến bộ và bảo thủ, lạc hậu; giữa thời cơ và thách thức; giữa những giá trị
chân chính, cao cả với những cám dỗ nhỏ nhen, thấp hèn. Trong lúc toàn Đảng,
toàn dân ta đang tập trung trí tuệ, sức lực, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, cải thiện đời sống nhân dân thì vẫn còn những kẻ rắp tâm thực hiện mưu đồ
phá hoại đen tối và còn lợi dụng những người tha hóa, biến chất, cơ hội để cố
tình xuyên tạc tình hình, chống phá sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước của
chúng ta. Vì vậy, đoàn kết xây dựng đất nước không phải chỉ là trách nhiệm của
Đảng, nhà nước, các nhà lãnh đạo, quản lý mà còn là một trách nhiệm vô cùng vẻ
vang của chúng ta. Để làm được trách nhiệm vinh dự, tự hào đó trong điều kiện
nước ta đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện
nay thì việc quan trọng là phải khơi dậy và phát huy tối đa nội lực, nâng cao ý
chí tự cường dân tộc, đoàn kết phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi người,
mỗi bộ phận để mọi việc từ lãnh đạo,
quản lý đến sản xuất kinh doanh, học tập và lao động đều có năng suất, chất
lượng, hiệu quả ngày càng cao.
Đồng thời, phải khắc phục những tiêu cực
của kinh tế thị trường, đặc biệt là tâm lý chạy theo đồng tiền, cạnh tranh
không lành mạnh làm phai nhạt truyền thống đoàn kết, tình nghĩa tương thân
tương ái của dân tộc; giải quyết đói nghèo, thu hẹp khoảng cách, ranh giới giữa
đồng bằng và miền núi, giữa nông thôn và thành thị, củng cố khối đại đoàn kết
54 dân tộc, chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc ít người, đặc biệt là vùng
sâu, vùng xa, tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo, các tập quán tốt đẹp của dân tộc,
kiên quyết loại trừ những âm mưu lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để gây rối.
Tin tưởng tất cả người Việt Nam sống ở
trong nước hay ở nước ngoài đều tiềm ẩn tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc và
đều mong muốn đất nước ngày càng phồn vinh, giàu mạnh sánh vai cùng các nước
khác trên thế giới. Chung lòng mong muốn, trách nhiệm của chúng ta chỉ đơn giản
là khơi nguồn và nâng cao sức mạnh dân tộc và trí tuệ, sáng tạo của con người
Việt Nam, đoàn kết quy tụ lực lượng dân tộc bằng nội dung và hình thức tổ chức
thích hợp với mọi đối tượng tập thể, cá nhân trên cơ sở lấy liên minh công nông
và trí thức làm nòng cốt dưới sự lãnh đạo của Đảng không ngừng thực thi đường
lối đổi mới, thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội hiện nay thì chúng ta sẽ giành thắng lợi trên tất cả các lĩnh
vực.
bài viết rất ý nghĩa
Trả lờiXóa