NMH
Mê tín dị đoan là một hiện tượng xã hội tiêu cực đã xuất hiện từ lâu và vẫn tồn tại ở thời đại chúng ta. Trên thực tế, mê tín dị đoan thường xen vào các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo và lĩnh vực sức khoẻ. Việc xác định hiện tượng mê tín dị đoan chủ yếu dựa vào biểu hiện và hậu quả tiêu cực của nó.
Mê tín dị đoan là niềm tin cuồng vọng
của con người vào các lực lượng siêu nhiên đến mức độ mê muội với những hành vi
cực đoan, thái quá, phi nhân tính, phản văn hoá, phản khoa học của một số người
gọi chung là cuồng tín. Hiện tượng mê tín dị đoan thường gắn chặt và lợi dụng
các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề.
Gần đây, cùng với việc cúng bái, dâng
sao giải hạn, đồng cốt,... lại nổi lên các hình thức chữa bệnh bằng ma thuật,
tâm linh, với vô số các “thần y”. Tất cả đều thông qua các “biện pháp chữa
bệnh” hết sức vô lý, phản khoa học, hoàn toàn không có căn cứ gì để lý giải;
trong thực tế cũng không hề có tác dụng, tất cả đều chỉ là chiêu trò “diễn” với
các “diễn viên đóng thế” hoặc những người bệnh nhẹ có thể tự khỏi.
Vậy nhưng, sở dĩ những hình thức này
tồn tại được là cùng với việc dựa trên sự thiếu hiểu biết và tâm lý bị lệ thuộc
của một bộ phận quần chúng, còn có sự “góp công” lớn của truyền thông, báo chí
đã cổ suý, thổi phồng, thậm chí bịa đặt hoàn toàn về “khả năng và đức độ siêu
phàm” của những người mà họ mệnh danh là “thần y, phật giáng thế”. Điều này chỉ
có lợi cho những cá nhân lợi dụng thần thánh và hiện nay là cả những nhóm lợi
ích khủng chuyên kinh doanh thần thánh.
Chỉ riêng việc đưa tin với cường độ
lớn, thủ pháp tinh vi nhằm tẩy não rồi nhồi sọ để dẫn dắt người ta tin vào khả
năng chữa bệnh phi khoa học đã cho thấy thủ đoạn tâm lý mang lại hiệu quả cao
cho những kẻ lừa đảo. Người bệnh nếu tự khỏi thì mang ơn “thần y”, nếu không
khỏi hoặc bệnh trầm trọng hơn thì vẫn cứ tôn sùng mà không dám trách cứ “thần
y” vì tâm tưởng họ đã bị huyễn hoặc, ai còn chút tỉnh táo thì lại vì sĩ diện
nên không dám kêu khi đã trót đặt nềm tin vào những điều phản khoa học đó.
Ảnh hưởng xã hội của truyền thông cổ
suý cho mê tín dị đoan là gì?
– Về mặt tư tưởng, truyền thông góp
phần phát triển của các loại hình mê tín dị đoan, sẽ từng bước xâm hại và đánh
đổ thế giới quan duy vật biện chứng, làm cho hệ tư tưởng Mác – Lênin và các
phát kiến khoa học tiến bộ có nguy cơ bị đẩy lùi. Niềm tin mù quáng vào một thế
giới siêu nhiên hoặc các nhân vật có khả năng siêu nhiên sẽ thay thế cho mọi
niềm tin khác, trong đó có cả niềm tin vào sức mạnh bản thân con người, nghĩa
là thủ tiêu ý chí đấu tranh của con ngưởi, làm cho xã hội mất đi động lực phát
triển.
Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ tư tưởng
cách mạng nhất và khoa học nhất với lý tưởng giải phóng xã hội, giải phóng con
người, làm cho con người phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Học
thuyết này được xây dựng trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng và các nền
tảng khoa học tự nhiên và khoa học xã hội khác. Khi hệ tư tưởng Mác – Lênin bị
phủ nhận thì niềm tin khoa học cũng bị đánh đổ; xã hội ngừng phát triển; con
người không được giải phóng và luôn sống trong hoang mang, sợ hãi trước những ảo
tưởng về thế lực siêu nhiên, hoang đường. Do đó hệ tư tưởng Mác – Lênin tất yếu
là hệ tư tưởng lãnh đạo xã hội, tuy nhiên, mê tín dị đoan là một rào cản đáng
lo ngại gây cản trở sự tác động của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với xã hội.
Trên lĩnh vực chính trị nội bộ, thông
qua truyền thông, mê tín dị đoan đã và đang thâm nhập vào tư tưởng của một bộ
phận cán bộ, đảng viên. Nó nguy hiểm ở chỗ làm cho cán bộ, đảng viên từ bỏ ý
chí, lập trường đấu tranh; từ bỏ vai trò tiên phong gương mẫu của bản thân mà
chờ đợi, cầu xin ban ơn, che chở của các thế lực siêu nhiên. Cán bộ, đảng viên
sa vào mê tín dị đoan sẽ ít chú tâm cho công việc do thời gian sẽ dành cho
những suy nghĩ về những điều thần bí, đồng thời họ sẽ trở thành cánh tay nối
dài quảng bá đắc lực cho các hoạt động mê tín dị đoan, phản khoa học.
Mê tín dị đoan là một trong những
nguyên nhân gây mất đoàn kết nội bộ, chia rẽ bè phái làm cho uy tín lãnh đạo
của đảng bị giảm sút, năng lực quản lý của nhà nước bị hạn chế. Điều này diễn
ra do một số cán bộ, đảng viên không còn có thế giới quan khoa học, mà nặng về
mê tín. Họ sẽ thực hiện các hành động sai trái trong công tác tuyển dụng và sử
dụng cán bộ, không chỉ tìm người “hợp” và loại người “khắc” với mình theo quan
niệm mê tín, mà vô hình chung họ sẽ trở thành một thành phần trong guồng máy
của nhóm lợi ích kinh doanh tâm linh. Đã có rất nhiều những bài học về chuyện
mất đoàn kết nội bộ do mê tín dị đoan xẩy ra trong lĩnh vực chính trị nội bộ.
Nó dễ dàng bị kẻ thù hoặc những phần tử cơ hội lợi dụng nhằm thực hiện âm mưu
“diễn biến hòa bình” phá hoại tổ chức của chúng ta.
Trong lĩnh vực kinh tế, mê tín dị đoan làm
người ta mất đi động lực hoặc gây trì trệ cho việc phát triển sản xuất, kinh
doanh. Nhiều gia đình, nhiều vùng, địa phương và doanh nghiệp lâm vào tình
trạng đình đốn cũng vì quan niệm đối tác có “hợp mệnh” hay không, hay quan niệm
về ngày giờ tốt xấu… gây thất thoát lớn trong việc tích lũy nhằm phát triển nền
kinh tế quốc dân. Nó làm cho nhân dân thì tổn hại kinh tế, còn nhà nước bị thất
thu.
Trong đời sống sinh hoạt xã hội hàng
ngày, mê tín dị đoan gây nên những lãng phí, bất ổn, đau thương, mất mát của
nhân dân. Đó là lễ lạt cúng tế, hầu đồng, cầu xin linh đình, đốt thải tiền bạc,
vàng mã, theo thầy chữa bệnh… Ở mức độ nguy hiểm hơn thì đã có không ít trường
hợp tiền mất tật mang, hoặc gây ra sự nghi kỵ, hiềm khích thù hằn trong cộng
đồng, thậm chí dẫn đến chém giết, mưu hại lẫn nhau. Những điều đó đã làm cho
tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa dần bị loại bỏ, thay vào đó là sự độc ác, ích
kỷ, hẹp hòi giữa các cá nhân trong cộng đồng.
Bên cạnh đó, những người mê tín dị đoan
sẽ tiếp tục được sử dụng trực tiếp hoặc thông qua truyền thông để lôi kéo bạn
bè, người thân, những người xung quanh họ tham gia vào những hoạt động mê tín,
ảnh hưởng tới trật tự xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc ta.
Tóm lại, các hành động mê tín dị đoan,
phản khoa học – đặc biệt khi được truyền thông báo chí quảng bá sẽ gây nên
những tác hại rất lớn và khó lường trên mọi lĩnh vực của xã hội, từ tư tưởng,
chính trị, đạo đức đến kinh tế, đời sống. Những ảnh hưởng tiêu cực đó không thể
nào phù hợp cho một xã hội vì con người – một xã hội công bằng, dân chủ, hiện
dại, văn minh. Vì vậy nó cần phải bị đấu tranh xóa bỏ mà trước hết là đấu tranh
thông qua chính việc tuyên truyền trên... truyền thông, báo chí.
Cụ thể ở đây, tinh ý chút thôi, sẽ nhận
ra những tờ báo, những kênh truyền thông “gắn bó” với tổ hợp showbiz - tôn giáo
- thần y - từ thiện, những thế lực đứng sau họ và tên “Phước Phớt Mới” chuyên
bán sách kiêm kích động biểu tình và đầu độc tư tưởng sẽ rõ. Đó sẽ là những nơi
“lên tiếng” mạnh nhất về vụ khủng hoảng truyền thông hiện nay.
Tất nhiên, tất cả điều này cần sự vào
cuộc thực sự của các cơ quan TTVH và pháp luật, giải quyết việc này và chủ
động, tích cực về sau.
“Diễn biến hoà bình” không ở đâu xa, mà
vẫn đang hiển hiện hàng ngày đó!
Cần phải xử lý nghiêm khắc các trường hợp coi thường kỷ cương phép nước
Trả lờiXóa