Qua 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt những thành tựu to lớn,
có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tạo tiền đề quan
trọng để nước ta tiếp tục đổi mới và phát triển; khẳng định con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch
sử. Tuy nhiên, đất nước ta cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức
không nhỏ. Tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là sự
cạnh tranh về chủ quyền, lãnh thổ, biển, đảo ngày càng quyết liệt giữa các nước
diễn ra ở nhiều khu vực, trong đó có Biển Đông; sự chống phá quyết liệt bằng
chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Trong nước, những hạn
chế, khuyết điểm vốn có của nền kinh tế chưa được giải quyết; những hạn chế, yếu
kém trong lãnh đạo, quản lý và những vấn đề mới phát sinh đã làm cho kinh tế
phát triển thiếu ổn định, chưa bền vững; chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động
xã hội và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.
Lợi dụng tình hình đó, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị,
thậm chí một số cán bộ, đảng viên non kém về bản lĩnh chính trị và sự nhạy cảm
về chính trị muốn phủ nhận mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vai trò lãnh đạo của Đảng. Họ
cho rằng “chủ nghĩa xã hội là con đường mù mờ, không có tương lai”, “đi vào ngõ
cụt”, “đã bị lịch sử phủ định”; “ngày xưa trong thời kỳ phong kiến đã có chủ
nghĩa xã hội đâu mà vẫn giữ được độc lập dân tộc”, “lựa chọn con đường xã hội
chủ nghĩa là do ý chí chủ quan của Đảng”; “chủ nghĩa nào, chế độ nào cũng được,
miễn là dân giàu, nước mạnh”. Những quan điểm trên đây không thể đứng vững được
trước sự phê phán của lý luận và thực tế lịch sử.
Thời gian gần đây xuất hiện trên internet và một số ấn phẩm
in, tán phát những quan điểm sai trái, như đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ
nghĩa Mác – Lênin để từ đó phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin và con đường xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Họ nói “Đảng Cộng sản Việt Nam dẫn dắt dân tộc đi
theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội”, “thể chế chính trị ở Việt
Nam hiện nay là độc đảng, toàn trị, đang kìm hãm tự do, dân chủ, chia rẽ dân tộc”;
họ yêu cầu “Việt Nam ngày nay phải chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị
sang dân chủ” . Thực chất, họ muốn chúng ta phải thực hiện đa nguyên chính trị,
đa đảng đối lập; Đảng phải từ bỏ vai trò lãnh đạo của mình, từ bỏ hệ tư tưởng
Mác – Lênin, từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa để chuyển sang dân chủ tư sản, tức
là từ bỏ mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là những
quan điểm sai trái, thù địch, cản trở sự phát triển của đất nước ta. Vì vậy mỗi
cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, cần phải hết sức cảnh giác và tỉnh
táo trước những luận điệu xuyên tạc này của các thế lực phản động, thù địch./.
Chúng ta cần tỉnh táo, sáng suốt phân tích và nhận rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn tuyên truyền, lừa bịp của các thế lực thù địch; đồng thời kiên quyết đấu tranh bác bỏ và vạch trần những luận điệu xuyên tạc của chúng
Trả lờiXóa