Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2021

 

Phòng, chống Covid-19 và quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam

Thời gian qua, khi dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, Việt Nam đã gặp phải những khó khăn, thách thức hết sức to lớn, nhưng với quyết tâm “Chống dịch như chống giặc” để thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người, Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng đưa ra các chính sách, biện pháp đồng bộ, hiệu quả, với ưu tiên hàng đầu là kiểm soát dịch bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân. Đồng thời, giảm thiểu tác động của dịch đối với nền kinh tế. Vì vậy, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế, đảm bảo cho mọi người dân trong đó có các chức sắc, tín đồ tôn giáo được thụ hưởng đầy đủ các quyền và tự do cơ bản của mình. Điều đó được các tầng lớp nhân dân và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Bạn bè quốc tế đã khẳng định: Việt Nam vừa là  “ngọn hải đăng” trong chống dịch COVID-19 và là  “điểm sáng” trong tăng trưởng kinh tế, vừa đóng góp chủ động, tích cực hợp tác, chia sẻ cùng cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống COVID-19 và thích nghi với trạng thái “bình thường mới”.

Có được kết quả trên là do nhiều nguyên nhân, trong đó: Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã hành động quyết liệt trong phòng, chống dịch bệnh để bảo đảm quyền con người; trong đó, có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Ngay từ khi dịch COVID-19 khởi phát, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: Việt Nam sẵn sàng hy sinh lợi ích về kinh tế để phòng, chống dịch, bảo đảm sức khỏe, tính mạng của người dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, điều hành của Chính phủ, nước ta đã phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó có các chức sắc, tín đồ các tôn giáo trong phòng, chống dịch. Các tôn giáo đã đóng góp nguồn lực to lớn cùng với toàn xã hội đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 ở nước ta. Không chỉ tích cực chung tay thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch mà còn tích cực vận động, quyên góp tiền và vật chất để giúp đỡ người dân nghèo hoặc bị thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Tuy nhiên, vẫn có một số chức sắc, tín đồ tôn giáo lại cố tình không chấp hành quy định về phòng, chống dịch bệnh, một số người xuyên tạc về công tác phòng, chống dịch bệnh là để hạn chế hoạt động tôn giáo. Lợi dụng vấn đề này, các tổ chức, cá nhân phản động bên ngoài thông qua các blog, facebook và một số trang web,... đã “tát nước theo mưa”, cho rằng chính quyền đã lợi dụng việc phòng, chống dịch bệnh để cấm hoạt động của các tôn giáo, cản trở việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của các chức sắc, tín đồ và người dân.

Điều 18, Công ước quốc tế về quyền con người năm 1966 (ICCPR) đã khẳng định: “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác”. Điều này đã được thể chế hóa trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật nước ta. Ở Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được tôn trọng và bảo đảm thực hiện trên thực tế, đặc biệt là trong thời gian cả nước tích cực vào cuộc trong công tác phòng, chống dịch bệnh như trên đã đề cập, không hề có chuyện, Đảng, Nhà nước Việt Nam lợi dụng việc phòng, chống dịch bệnh để hạn chế hoạt động tôn giáo, cấm đoán việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của các chức sắc, tín đồ như các thế lực bên ngoài và cả một số đối tượng trong tôn giáo ở trong nước đã rêu rao, xuyên tạc. Đó chỉ là những luận điệu xuyên tạc, đi ngược lại chủ trương của Đảng ta nhằm kích động, gây mất đoàn kết trong nhân dân đặc biệt là đồng bào có đạo trước những nỗ lực, cố gắng của toàn Đảng, toàn dân trong công tác phòng chống dịch.

BIỂN XANH

1 nhận xét:

  1. Mỗi chúng ta cần nêu cao cảnh giác, không để các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá đất nước

    Trả lờiXóa