Theo Điều 4 Luật
Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, Quốc hội quyết
định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp. Cũng theo Điều 5 Luật này, ngày bầu cử
phải là ngày Chủ nhật và được công bố chậm nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử.
Căn cứ vào 02 quy định trên, ngày
17/11/2020, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị
quyết 133/2020/QH14 về ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử
đại biểu Quốc hội khóa 15, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ
2021 - 2026. Theo đó, ngày bầu cử trong điều kiện bình thường được chọn
là Chủ nhật, ngày 23/5/2021.
Trước diễn biến phức tạp của dịch
Covid-19, các cơ quan Trung ương, Ban Bí thư, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội
đồng Bầu cử Quốc gia, các bộ, ngành liên quan đã kịp thời có những văn bản chỉ
đạo, hướng dẫn, đề ra các biện pháp, quy định các tình huống cần thực hiện để
đảm bảo cuộc bầu cử diễn ra an toàn, tất cả cử tri, kể cả những người mắc
Covid-19 hay đang được cách ly do tiếp xúc gần (F1, F2), đang được điều trị tại
các bệnh viện, đều được thực hiện quyền bỏ phiếu của mình theo quy định của
Hiến pháp.
Hội đồng Bầu cử Quốc gia cũng đã
ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể công tác rà soát, cập nhật danh sách cử
tri đối với những người đang cách ly, điều trị; những phương án, tình huống tổ
chức bỏ phiếu trong điều kiện phức tạp của dịch Covid-19 ở các địa bàn thực
hiện cách ly xã hội hay phong tỏa; bỏ phiếu ở những cơ sở cách ly tập trung…
Bên cạnh tình hình
dịch Covid-19 diễn ra phức tạp ở một số địa phương trong những ngày
cận thời điểm ngày bầu cử. Một số thế lực phản động tung tin kích động, xúi
giục người dân không đi bỏ phiếu và nói rằng trong điều kiện như vậy không an
toàn, nên ở nhà không đi bỏ phiếu. Luận điệu này hết sức phản động, xuyên tạc
sai trái nhằm phá hoại cuộc bầu cử, cản trở người dân thực hiện quyền và cũng
là nghĩa vụ thiêng liêng, là quyền bầu cử đã được Hiến pháp quy định.
Về thủ đoạn chống phá của các thế lực
thù địch, như thường lệ cứ mỗi lần có sự kiện trọng đại của đất nước, các thế
lực thù địch luôn coi đó là cơ hội để chống phá Nhà nước. Cuộc bầu cử đại biểu
Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 cũng
là dịp các thế lực thù địch lợi dụng chống phá, tập hợp lực lượng, nói xấu, bôi
nhọ Đảng và Chính phủ.
Nhận diện những thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch
Qua theo dõi thời gian vừa qua, có thể
nhận thấy một số thủ đoạn, phương thức mà các thế lực phản động, chống đối sử
dụng đó là:
Thứ nhất, chúng công
kích, bôi nhọ nhiều lãnh đạo các cấp, nhất là các ứng cử viên đại biểu Quốc
hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, làm giảm sút
lòng tin của nhân dân, gây ảnh hưởng xấu hoạt động bầu cử.
Thứ hai, lợi dụng quá
trình chuẩn bị về công tác nhân sự của hoạt động bầu cử, các đối tượng phát tán
thông tin theo hướng phân hóa thành phần nhân sự ứng cử đại biểu trong Đảng và
ngoài Đảng, nhằm gây chia rẽ nội bộ, gây nhiễu loạn thông tin, gây ra các dư
luận trái chiều.
Thứ ba, chúng sử dụng
mạng xã hội để đăng tải nhiều đơn thư khiếu nại, khiếu kiện, tố cáo, xuyên tạc,
bôi nhọ, hạ uy tín lãnh đạo các cấp, bịa đặt chính quyền đàn áp, bắt giam những
người tự ứng cử đại biểu Quốc hội, vu cáo chính quyền tước quyền bầu cử của
người dân.
Ngoài ra, một số tổ chức phản động, cá
nhân kêu gọi người dân thực hiện chiến dịch “không biết không đi bầu” kích động
không đi bầu cử, tẩy chay bầu cử. Tiêu biểu như tổ chức khủng bố Việt Tân đã và
đang xây dựng và tiến hành các chiến dịch quy mô lớn nhằm chống phá cuộc bầu
cử, ý đồ tạo ra làn sóng phong trào để lôi kéo các đối tượng phản động chống
đối trong nước tham gia tẩy chay bầu cử. Chúng đã thiết lập các trang mạng về
bầu cử Quốc hội 2021 để phát tán thông tin, bài viết, video clip xuyên tạc;
Nhiều tổ chức phản động, chống đối trong và ngoài nước ráo riết sử dụng các
trang blog, mạng xã hội để đăng tải bài viết, video kích động kêu gọi biểu tình
chống Đảng, Nhà nước trong dịp chuẩn bị tổ chức bầu cử và làm xói mòn lòng tin
của người dân, cử tri vào Đảng, chính quyền.
Do vậy,
để cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
nhiệm kỳ 2021-2026 thành công tốt đẹp thì ngay lúc này, việc nâng cao cảnh
giác, nhận diện và chủ động đấu tranh, quyết liệt làm thất bại những thủ đoạn
xuyên tạc, gây rối, bôi nhọ, phá hoại của các thế lực thù địch và các phần
tử bất mãn, cơ hội chính trị là điều rất cần thiết và quan trọng hơn bao
giờ hết.
Để bảo đảm cuộc bầu cử được tiến
hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày
hội của toàn dân, các cơ quan chức năng cần tiếp tục nâng cao nhận thức cho
toàn xã hội; tạo sự đồng thuận cao trong dư luận, đồng thuận giữa các lực lượng
về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV
và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026. Mỗi người dân cần
thường xuyên nêu cao cảnh giác với những quan điểm, luận điệu sai trái của các
thế lực phản động, tự bảo vệ chính mình trước các thông tin, xấu độc lan truyền
trên mạng xã hội trước, trong và sau thời điểm diễn ra cuộc bầu cử để không bị
hoang mang, bị lợi dụng vào các hoạt động sai trái./.
THU NGAN
Hiện nay, trên MXH bọn phản động đã tung nhiều thông tin xuyên tạc, bịa đặt, chống đối Đảng và Nhà nước ta; chúng ta cần hết sức tỉnh táo và đề cao cảnh giác, không để mắc mưu của chúng.
Trả lờiXóa