Trong suốt quá trình chuẩn bị và tổ
chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp
nhiệm kỳ 2021 - 2026, các thế lực thù địch tập trung xuyên tạc công tác tổ chức
bầu cử, đòi “dân chủ trong bầu cử”, kêu gọi “Đảng không can thiệp vào bầu cử”,
“tẩy chay bầu cử”,… có nhiều diễn biến mới, trắng trợn, thâm độc và lan rộng
trên mạng xã hội. Một số đối tượng đòi “mở rộng dân chủ” trong hoạt động bầu cử
và hoạt động của Quốc hội để từ đó, đưa ra những yêu sách, luận điệu hoàn toàn
sai trái, như đòi Quốc hội phải độc lập với Đảng; cho rằng, Đảng lãnh đạo Quốc
hội là đứng ngoài và đứng trên luật pháp; Đảng lãnh đạo Quốc hội là biểu hiện
của mất dân chủ; đòi phải cân bằng quyền lực giữa Quốc hội và Đảng nên cần tăng
số lượng đại biểu Quốc hội không phải là đảng viên ngang với đại biểu Quốc hội
là đảng viên… họ đã không biết hoặc cố tình không biết Nhà nước mà chúng
ta đang xây dựng là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân, do đó mọi hoạt động trong xã hội đều phải thượng tôn pháp luật, không chấp
nhận bất cứ một hoạt động nào trái pháp luật. Pháp luật nước ta đã quy định,
Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Như
thế, việc Đảng lãnh đạo Nhà nước, trong đó có Quốc hội - một cơ quan của Nhà
nước - đã được khẳng định trong Hiến pháp; cho nên, không thể có việc Quốc hội
độc lập hoặc thậm chí đối lập với Đảng như yêu sách của các thế lực thù địch,
phần tử chống đối và như vậy, Đảng lãnh đạo công tác bầu cử Quốc hội, HĐND là
hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất, đại diện cho toàn thể nhân dân, nên việc Đảng lãnh đạo Quốc hội
chính là để thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng thành chính sách,
pháp luật, từ đó đưa vào thực tiễn cuộc sống. Đảng lãnh đạo Quốc hội trực tiếp,
toàn diện, nhưng không làm thay, mà Đảng lãnh đạo Quốc hội là để phát huy vị
trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, phát huy trí tuệ của từng ĐBQH
và thực hiện ý nguyện của nhân dân; đồng thời hoạt động của Quốc hội sẽ tác
động trở lại đối với sự lãnh đạo của Đảng trong việc đề ra các chủ trương,
chính sách mới. Một trong những phương thức lãnh đạo của Đảng là thông qua tổ
chức đảng và đảng viên trong các cơ quan nhà nước, do đó Đảng phải lựa chọn và
giới thiệu được những đảng viên ưu tú của mình để bầu cử hoặc bổ nhiệm vào bộ
máy nhà nước, trong đó có lãnh đạo việc giới thiệu đảng viên ứng cử ĐBQH và
HĐND các cấp. Quan điểm cho rằng, chỉ có người ngoài Đảng mới đại diện tốt cho
ý chí và nguyện vọng của nhân dân, còn ĐBQH là đảng viên, không đại diện cho ý
chí, nguyện vọng của nhân dân, là hoàn toàn sai lầm. Bởi vì, bản chất cầm quyền
của Đảng Cộng sản Việt Nam là vì lợi ích của nhân dân, đại diện cho lợi ích
chính đáng của nhân dân, cầm quyền theo pháp luật, dân chủ và khoa học. Đảng
cầm quyền không có mục đích nào khác ngoài sự phồn vinh của đất nước và vì hạnh
phúc của nhân dân. Thực tiễn đã chứng minh mọi thành tựu của đất nước, hạnh
phúc của nhân dân Việt Nam đều có vai trò lãnh đạo quan trọng của Đảng.
Trong những năm qua, Quốc hội đã
thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, đóng góp tích cực về trí tuệ, công
sức vào công cuộc phát triển đất nước, thực hiện tốt vai trò đại diện, bảo vệ
cho quyền, nguyện vọng và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cử tri và nhân dân.
Hoạt động của Quốc hội ngày càng dân chủ, với các hoạt động chất vấn, tranh
luận rất sôi nổi, hiệu quả tại nghị trường, được cử tri và nhân dân cả nước
quan tâm, đánh giá cao; các ĐBQH không phải là đảng viên cũng đã tham gia tích
cực, hiệu quả vào hoạt động của Quốc hội. Bởi vậy, việc những người ngoài Đảng
tham gia ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp là hoàn toàn hợp pháp, nếu hội đủ
các tiêu chuẩn, được sự tín nhiệm của cử tri và nhân dân theo các quy định
trong hiệp thương, bầu cử thì người không phải là đảng viên đều có thể trở
thành ĐBQH, đại biểu HĐND các cấp. “Cánh cửa” của Quốc hội và HĐND các cấp luôn
rộng mở đối với những người ngoài Đảng.
Phạm H
Tất cả những kẻ phản quốc, hại dân phải bị trừng trị thật nghiêm khắc
Trả lờiXóa