Ngày 23/5/2021, gần 70 triệu cử tri
sẽ tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân
nhiệm kỳ 2021-2026. Cuộc bầu cử sẽ diễn ra sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII của Đảng vừa kết thúc thắng lợi, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta
đang tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Cuộc bầu cử
là dịp để tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Bầu cử diễn ra trong bối
cảnh trong nước dịch Covid-19 đang diễn ra hết sức phức tạp có nhiều ca nhiễm ở
trong cộng đồng, đặc biệt là các thế lực thù địch ra sức chống phá bằng nhiều
thủ đoạn… khác nhau nhằm phá hoại Ngày hội non sông của dân tộc. Vì vậy, nhận
diện, đấu tranh với các hoạt động chống phá Cuộc bầu cử là rất cấp thiết.
Các thế lực thù địch, phản động đang
ra sức tiến hành phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội; xuyên tạc
công tác nhân sự trong Quốc hội và HĐND như đã đề cập, càng gần đến ngày bầu cử
các thế lực thù địch, phản động, những phần tử cơ hội, bất mãn chính trị càng
tăng cường đăng tải nhiều bài viết, video, hình ảnh, thậm chí phát trực tiếp
trên mạng xã hội nhằm kích động, kêu gọi người dân không tham gia bầu cử đại
biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp. Bằng nhiều luận điệu, chiêu trò một mặt
chúng tập trung tung hô, ca tụng cơ chế bầu cử tự do kiểu tư bản chủ nghĩa; mặt
khác chúng phủ nhận bản chất tốt đẹp của chế độ ta, xuyên tạc nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa, kích động, lôi kéo người dân “tẩy chay”, phá hoại công tác chuẩn
bị cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
Những tin đồn xấu độc, những luận điệu bóp méo, xuyên tạc được chúng gia tăng
cả về dung lượng và tần suất nhằm gieo rắc sự hoài nghi về tính dân chủ của
cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026;
gây nhiễu loạn thông tin, khiến cho nhiều người hiểu sai các quy định của Hiến
pháp và pháp luật Việt Nam.
Hoạt động tuyên truyền chống phá của
các thế lực thù địch được tiến hành ngày càng chặt chẽ, theo từng đợt theo kiểu
chiến dịch. Bên cạnh hàng nghìn trang mạng phản động, trang báo tiếng Việt từ
nước ngoài chuyên tuyên truyền xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân
ta, ở trong nước còn có hàng nghìn trang mạng, hội nhóm, fanpage có biểu hiện
đăng tải, phát tán, chia sẻ những thông tin không chính xác gây phân tâm trong
xã hội, gây rối an ninh trật tự ảnh hưởng tiêu cực đến công tác chuẩn bị cho
cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp. Hùa theo những giọng
điệu của các thế lực thù địch, phản động ở nước ngoài, ngay trong chính nội bộ
ta đã xuất hiện một số nhân vật cơ hội, bất mãn chính trị lên mạng xã hội viết
bài, phát tán những nội dung xuyên tạc về tính dân chủ trong bầu cử Quốc hội và
HĐND các cấp; cổ xúy cho chủ nghĩa tự do vô chính phủ, kích động nhân dân tẩy
chay cuộc bầu cử theo kiểu “không biết không bầu”. Cùng với tuyên truyền xuyên
tạc tính dân chủ, tính nhân dân của cuộc bầu cử, các thế lực thù địch, phản
động kích động các đối tượng trong nước gia tăng các hành vi lợi dụng dân chủ,
vi phạm pháp luật về bầu cử.
Những chiêu trò của các thế lực thù
địch, phản động, cơ hội, bất mãn chính trị dù có thâm hiểm, tinh vi đến đâu
chăng nữa cũng không che đậy được bản chất hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến
quyền và nghĩa vụ của công dân trong bầu cử. Quyền bầu cử là quyền chính trị cơ
bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công
dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan
quyền lực nhà nước. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.
Thông qua bầu cử, công dân trực tiếp bỏ phiếu bầu người đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà
nước, góp phần thiết lập bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã
hội. Vì vậy, thực hiện bầu cử là trách nhiệm của công dân đối với đất nước. Mọi
hành vi tuyên truyền xuyên tạc tính dân chủ, lợi dụng dân chủ để phá hoại cuộc
bầu cử; kích động, kêu gọi người dân tẩy chay bầu cử; ngăn cản người dân không
tham gia bầu cử, cổ xúy cho chủ nghĩa tự do vô chính phủ... như đã nêu trên là
vi phạm pháp luật về bầu cử, xâm phạm quyền bầu cử của công dân.
Bảo đảm quyền dân chủ là bản chất
của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới xây dựng
và phát triển đất nước. Cùng với chủ trương phát huy dân chủ, đề cao trách
nhiệm công dân, kỷ luật, kỷ cương xã hội, Đảng và Nhà nước ta khẳng định rõ
quan điểm, thái độ kiên quyết phê phán và nghiêm trị những hành vi vi phạm
quyền làm chủ của nhân dân. Điều 95 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại
biểu Hội đồng nhân dân cũng quy định rõ: “Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua
chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử của công dân; vi phạm các
quy định về vận động bầu cử; người có trách nhiệm trong công tác bầu cử mà giả
mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả
bầu cử hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về bầu cử thì tùy theo tính
chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy
cứu trách nhiệm hình sự”.
Để đảm bảo cuộc bầu cử đại biểu Quốc
hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 dân chủ, đúng
pháp luật, an toàn, tiết kiệm, bầu được những đại biểu đủ tiêu chuẩn, đại diện
cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân và thành công tốt đẹp, các cấp, các ngành,
các địa phương, cơ quan, đơn vị phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp. Dân chủ
trong bầu cử hay cơ chế thực hành dân chủ trong bầu cử thực chất đó chính là sự
công khai, minh bạch. Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND sắp
tới, tính công khai, minh bạch được thể hiện rất rõ trong trình tự các công
việc chuẩn bị cho cuộc bầu cử. Công tác chuẩn bị nhân sự bầu cử phải được đặc
biệt chú trọng. Các khâu, các bước hiệp thương, giới thiệu ứng cử viên và hoạt
động gặp gỡ, tiếp xúc giữa cử tri với người được giới thiệu ứng cử đại biểu
Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp phải được tổ chức chặt chẽ, đảm bảo dân chủ,
bình đẳng, đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan chức năng, tạo
điều kiện thuận lợi để người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử trình
bày chương trình hành động của mình trước cử tri nếu trúng cử.
Để phòng, chống những luận điệu bóp
méo, xuyên tạc về cuộc bầu cử, xúc phạm đến quyền và nghĩa vụ công dân trong
bầu cử, trước hết chúng ta cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm làm cho nhân
dân hiểu rõ về vị trí, vai trò của Quốc hội và HĐND các cấp cũng như ý nghĩa,
tầm quan trọng của cuộc bầu cử lần này. Cùng với đó nhân dân, cử tri cả nước
cần được quán triệt, phổ biến kỹ các quy định của pháp luật, quyền, nghĩa vụ,
trách nhiệm của công dân trong công tác bầu cử và tham gia xây dựng bộ máy nhà
nước, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Người dân hiểu rõ, nhận thức
đúng, đó là cơ sở để mỗi cử tri tích cực, tự giác thực hiện quyền lợi, nghĩa vụ
và trách nhiệm công dân của mình trong tham gia bầu cử. Song hành với công tác
tuyên truyền, các cấp, các ngành, các địa phương cần phát động phong trào thi
đua yêu nước, thi đua quyết thắng thiết thực lập thành tích chào mừng cuộc bầu
cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Các
lực lượng chức năng của từng địa phương, cơ quan, đơn vị cần khẩn trương triển
khai toàn diện các mặt công tác, có phương án bảo vệ cụ thể nhằm bảo đảm môi trường
thực sự an toàn để nhân dân, cử tri cả nước được tham gia ứng cử, bầu cử một
cách dân chủ, công khai, công bằng theo đúng quy định của pháp luật.
Mặt khác trước luồng thông tin đa
dạng trên không gian mạng hiện nay, mỗi người dân cần nâng cao “sức đề kháng”,
tỉnh táo khi tiếp cận thông tin. Đặc biệt trước những thông tin trái chiều, cần
thận trọng, kiểm tra lại độ chính xác, tránh những hành động vội vàng, bộc phát
gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội
khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Khi phát hiện thấy những
thông tin “xấu, độc”, nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước; xuyên tạc đường lối, chủ
trương, chính sách, pháp luật cần báo ngay cho lực lượng chức năng để có biện
pháp ngăn chặn, xử lý.
Đối với các đơn vị, lực lượng chức
năng bằng các biện pháp nghiệp vụ thường xuyên rà soát, phát hiện và kiên quyết
xử lý nghiêm các trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, kích động người
dân gây rối an ninh trật tự ảnh hưởng tới cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV
và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Một việc làm hết sức quan trọng là
chúng ta phải tỉnh táo nhận diện, chủ động và kiên quyết đấu tranh làm thất bại
những âm mưu, thủ đoạn chống phá thâm độc, nguy hiểm của các thế lực thù địch,
phản động, phần tử cơ hội chính trị./.
(Hương tóc mạ non)
Trên các trang MXH hiện nay tràn lan các thông tin xấu, độc. Vì vậy chúng ta cần phải có sự nhìn nhận khách quan, chính xác, toàn diện về mọi vấn đề; nhất là khi tiếp nhận các thông tin trái chiều. Hãy thể hiện đúng là người Việt Nam yêu nước trong sự tỉnh táo và sáng suốt.
Trả lờiXóa