KHÔNG
ĐỂ CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH XÉT LẠI, XUYÊN TẠC
VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM
Cao Thái Sơn
Thời gian gần đây, các thế lực thù địch đã xét lại và ra sức
thổi phồng, cho rằng: “Cải cách ruộng đất ở miền Bắc là cuộc “thanh trừng”,
“tắm máu”; những khuyết điểm đó bắt nguồn từ sự sai lầm của Đảng khi đi theo
chủ nghĩa Mác - Lênin, thực hiện chuyên chính vô sản hà khắc”. Với dã
tâm thâm độc, lòng thù hận, các thế lực thù địch, xét lại, cơ hội chính
trị đã cố tình bôi đen, xuyên tạc, phủ nhận sự thật lịch sử; khoét sâu, thổi
phồng sai lầm, khuyết điểm. Chúng lật lại những thông tin, sự kiện cũ, nhưng
lại suy diễn, xuyên tạc bằng “cái nhìn mới” để kích thích người nghe,
người xem; trong đó, tập trung vào sự kiện Cải cách ruộng đất, Hiệp định Genève
(1954). Đây là những luận điệu phản động xuyên tạc lịch sử Việt Nam của các thế lực
thù địch nhằm làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta nhận thức sai lệch về
lịch sử dân tộc, từ đó dao động, nghi ngờ, thiếu lòng tin vào Đảng và chế độ.
Như chúng ta đã biết, lịch sử dựng nước và giữ nước dân
tộc Việt Nam được ghi dấu bằng lớp lớp những chiến công oanh liệt, hiển hách
và những thành tựu to lớn trên con đường xây dựng, phát triển. Đặc biệt, từ
khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lịch sử dân tộc được viết tiếp bằng thắng
lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược - đó là những mốc son chói lọi nhất
trong lịch sử dân tộc, mang tầm vóc quốc tế và có tính thời đại sâu sắc.
Cải cách ruộng đất ở miền Bắc diễn ra từ năm 1953 đến
năm 1956, với mục đích: thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của giai cấp
địa chủ, tư sản; chia ruộng đất cho nông dân, thực hiện “Người cày có
ruộng”. Đây là việc làm tất yếu của cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam,
trong bối cảnh xã hội có hơn 90% là nông dân và là một trong những phương thức
chủ yếu để lập lại công bằng xã hội, làm cơ sở để xây dựng chế độ mới, chế
độ xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn đầu, cuộc Cải cách thu được kết quả tốt,
trở thành động lực tinh thần mạnh mẽ thúc đẩy kháng chiến, góp phần làm nên
chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Cải cách ruộng đất đã được thực
hiện ở 3.314 xã với hơn 08 triệu dân, tịch thu hơn 70 vạn héc ta (44,6%)
ruộng đất chia cho nông dân, tạo ra bước phát triển vượt bậc trong sản
xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, do nóng vội, nên việc thi
hành cải cách ruộng đất có nơi bị mất kiểm soát, thực hiện không đúng chỉ
đạo của Trung ương, gây ra những tổn thất cho cách mạng, ảnh hưởng nghiêm
trọng đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhận ra sai lầm, khuyết điểm,
Đảng ta đã nhìn thẳng vào sự thật, công khai nhận khuyết điểm và hành động
quyết liệt để sửa chữa, khắc phục và luôn coi đó là bài học kinh nghiệm quý
trong công tác xây dựng Đảng sau này.
Trong thư gửi đồng bào nông thôn và cán bộ nhân dịp cải
cách ruộng đất ở miền Bắc căn bản hoàn thành, đăng trên Báo Nhân dân, số 897,
ra ngày 18/8/1956, Hồ Chủ tịch đã viết: “Cần phải sửa chữa những khuyết điểm như:
Ai bị vạch sai lên thành phần địa chủ, phú nông, cần phải vạch lại cho đúng.
Đảng viên, cán bộ và nhân dân, ai đã bị xử trí sai thì cần phải khôi phục đảng
tịch, quyền lợi và danh dự cho họ. Đối với địa chủ, thì phải đối xử theo đúng 8
điều quy định; phải chiếu cố những địa chủ kháng chiến, ủng hộ cách mạng, và
địa chủ có con là bộ đội, cán bộ. Những nơi đã nâng diện tích hoặc sản lượng
quá mức, cần phải điều chỉnh lại cho đúng. Việc sửa chữa phải kiên quyết và có
kế hoạch. Việc gì sửa được ngay thì phải làm ngay. Việc gì chưa sửa được ngay
thì phải kết hợp trong kiểm tra lại mà làm”[1]. Qua
đó, cho thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta dám nhìn thẳng vào sự thật, không
né tránh khuyết điểm; dám thẳng thắn tự phê bình và phê bình để kịp thời điều
chỉnh chủ trương, biện pháp tiến hành cải cách ruộng đất. Thực tế đã chứng
minh, nhân dân luôn giữ trọn niềm tin với Đảng; dưới sự lãnh đạo của Đảng, khối
đại đoàn kết toàn dân được củng cố ngày càng vững chắc.
Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và mọi cán bộ, đảng viên.
Trả lờiXóa