Sống trong “thế giới phẳng” như ngày nay, con
người nhờ có công nghệ thông
tin mà xích lại gần nhau đến kỳ diệu. Thế nhưng mạng xã hội luôn là con dao hai lưỡi đáng lưu ý bởi
có cả yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen.
Thậm chí, trên nhiều trang mạng, có cả nội
dung xấu lẫn trong tốt mà đọc vào thật khó phân biệt nếu không ngừng cảnh giác
và có quan điểm rõ ràng, minh định sự sai, đúng, hợp lý, hợp tình.
Từ ngày 01/01/2019, Luật An ninh mạng đã chính thức có hiệu lực. Khi
chúng ta đã và đang phải đối phó bài bản và rất quyết liệt nhằm ngăn chặn, đẩy
lùi những thông tin giả, xấu, độc, thì vẫn có một số kẻ xem thường luật pháp,
đồn thổi chuyện nghị trường theo kiểu tung tin không đúng sự thật, xuyên tạc,
gây hoang mang, bất lợi trong dư luận xã hội.
Trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội
khóa XV và bầu cử HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, mạng xã hội xuất hiện nhiều
thông tin không rõ nguồn gốc; theo đó là những bình luận xuyên tạc nhằm câu
view, câu like và làm sai lệch thực chất công tác bầu cử. Có thông tin xấu độc, dựng chuyện đến ngỡ ngàng, lặp đi lặp
lại theo kiểu mưa dầm thấm lâu. Nếu độc giả mất cảnh giác mà đọc hoài, nghe mãi
có khi cũng ngờ ngợ tin là có thật, tin vào luận điệu khen chê tưởng chừng như
khách quan nào ngờ là hoang tin có chủ ý phá hoại.
Là những người có trách nhiệm với cộng đồng
xã hội, chúng ta cần tỉnh táo trong việc phòng tránh các loại thông tin như
thế, nhất là dứt khoát không lan truyền tiếp các hoang tin. Càng nhiều người
dân, người trẻ ý thức được điều này thì thông tin xấu độc chẳng thể lan nhanh,
trải rộng cho được! Trách nhiệm này là của mỗi chúng ta đối với đất nước và
cũng là để bảo vệ chế độ.
Các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều
giải pháp đấu tranh về pháp lý, kinh tế, kỹ thuật nhằm buộc các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ xuyên biên giới (Facebook, Google, YouTube) tuân thủ pháp luật
Việt Nam để kiểm soát, hạn chế, ngăn chặn, gỡ bỏ kịp thời thông tin giả, xấu,
độc hại, phản cảm trên mạng xã hội; thông tin xuyên tạc chủ trương, đường lối và phá
hoại nền tảng tư tưởng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông
tin lừa đảo, đánh bạc, quảng cáo không đúng sự thật, thông tin gây mất an ninh,
trật tự, an toàn xã hội, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cơ quan, tổ
chức, cá nhân; thông tin độc hại đối với trẻ em...
Trên diện rộng nếu muốn phòng chống thông
tin xấu tốt nhất chính là phát huy tinh thần trách nhiệm công dân trong mỗi
chúng ta. Dứt khoát không phát tán những thông tin ngoài luồng, sai trái ra
cộng đồng mạng; các cơ quan, đơn vị và cán bộ, đảng viên nghiêm túc tuân thủ
tuyệt đối quyết định mới đây của Thủ tướng Chính phủ về
danh mục bí mật nhà nước.
-Biên Cương-
Cần phải xử lý thật nghiêm khắc tất cả các trường hợp coi thường pháp luật
Trả lờiXóa