ĐẠP
TAN ÂM MƯU XUYÊN TẠC: ĐẢNG ĐẢNG ĐỨNG TRÊN, ĐỨNG NGOÀI PHÁP LUẬT.
Trên thế giới, việc quy định về đảng chính trị
trong Hiến pháp mang tính phổ biến. Chẳng hạn: Hiến pháp của các nước: Thụy Sĩ,
Hàn Quốc, Cộng hòa Liên bang Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc có 01 điều; Hiến pháp
của các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Ucraina, Ba Lan có 02 điều; Hiến pháp Udơbêkixtan có
03 điều,… quy định về đảng chính trị.
Các bản Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam năm 1980, năm 1992 và năm 2013 đều có 01 điều quy định:
"Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã
hội", là phù hợp với xu hướng chung của thế giới hiện nay, không phải là
cá biệt.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: "Đảng
Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt
Nam". Điều lệ Đảng quy định: "Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm
quyền… Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống
ấy".
Như vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà
nước và xã hội được xây dựng trên cơ sở pháp lý đồng bộ (hệ thống các văn bản
pháp luật) và đồng thuận (điều lệ, quy định) của các tổ
chức có liên quan, không phải do Cương lĩnh, Điều lệ Đảng "đơn
phương" quy định. Đây là một yếu tố quan trọng bảo đảm tính chính danh đầy
đủ được quy định tại Hiến pháp và Điều lệ Đảng, điều lệ các tổ chức chính trị -
xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp về mối quan hệ của Đảng với các tổ chức
khác ở Việt Nam.
-VAD-
Mọi người dân phải tích cực đấu tranh chống lại các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động
Trả lờiXóa