ĐI BỎ PHIẾU
TRONG CUỘC TỔNG TUYỂN CỬ
VỪA LÀ QUYỀN
LỢI QUÝ BÁU, VỪA LÀ NGHĨA VỤ
THIÊNG LIÊNG
CỦA MỖI NGƯỜI CỬ TRI
Duychinh.com
Ngày 14 tháng 4 năm 1964, trong buổi thăm và nói chuyện với Đại hội đại biểu nhân dân Thủ đô nhân cuộc bầu cử Quốc hội khóa III, Bác Hồ cho biết, bản thân Người đã làm đại biểu Quốc hội gần 20 năm, nhưng vì nhiệm vụ và yêu cầu của cách mạng nên vẫn chưa thể thảnh thơi vui thú thanh nhàn được.
Bác Hồ đã tự hứa: “Cố gắng phấn đấu và phấn đấu mạnh, phấn đấu
cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; phấn đấu ủng hộ đồng bào
miền Nam, phấn đấu cho sự nghiệp hòa bình, thống nhất nước nhà, phấn đấu cho:
Nam Bắc sum họp một nhà
Cho người thấy mặt thì ta vui lòng”.
Và Bác còn căn dặn nhân dân ta: “…Đi bỏ phiếu trong cuộc tổng
tuyển cử vừa là quyền lợi quý báu, vừa là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người
cử tri”
Trong bản Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt
Khi tham gia bầu cử, đối với mỗi cử tri không những là niềm vinh
dự được thực hiện quyền dân chủ, mà còn là nghĩa vụ công dân, thể hiện trách
nhiệm chính trị của mình đối với vận mệnh đất nước, với bao thế hệ đã chiến
đấu, hy sinh để giành lại quyền thiêng liêng cho dân tộc là độc lập, tự do. Lá
phiếu bầu cử biểu hiện sâu sắc lòng tin của dân với Đảng, với chế độ. Mỗi lá
phiếu của cử tri đều mang theo quyền lợi và trách nhiệm của người công dân góp
phần xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Thực hiện lời Bác Hồ dạy, cán bộ, chiến sĩ Quân đội luôn nhận
thức sâu sắc niềm vinh dự, tự hào khi được thực hiện quyền lợi, trách nhiệm của
người công dân, đã nghiên cứu và lựa chọn cho mình những đại biểu ưu tú, tiêu
biểu về đức - tài để bầu vào đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, gánh vác trọng trách lớn lao mà nhân dân tin tưởng trao gửi.
Tham gia bầu cử là thể hiện trách nhiệm chính trị của mình đối với vận mệnh đất nước, với bao thế hệ đã chiến đấu, hy sinh để giành lại quyền thiêng liêng cho dân tộc là độc lập, tự do.
Trả lờiXóa