Việc
quân đội tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế là thực hiện một trong ba chức
năng, nhiệm vụ của Quân đội nhân dân Việt Nam được Đảng, Nhà nước giao, theo lời
dạy của Bác Hồ: Quân đội ta là “đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân
lao động sản xuất”.
Quân
đội ta không những anh hùng chiến đấu mà còn anh hùng cả trong lao động sản xuất
. Các Doanh nghiệp (DN) quân đội nói chung những năm qua đã tiên phong trong nhiều
lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực không thuận lợi như làm đường tuần tra biên giới,
rà phá bom, mìn, xây dựng các công trình chiến đấu..., nếu không có các DN quân
đội thì rất khó hoàn thành. Càng trong khó khăn, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ càng tỏa
sáng và chính những DN này đã tìm ra được những giải pháp khắc phục những khó
khăn chung của nền kinh tế đất nước. Một số DN quân đội sản xuất kinh doanh rất
có hiệu quả như: Viettel, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Binh đoàn 18, Tân Cảng
Sài Gòn...
Tuy
nhiên, hiện nay cùng với thủ đoạn đòi “phi chính trị hóa” Quân đội, gần đây,
các thế lực thù địch sử dụng một số thủ đoạn mới để chống phá Quân đội, hòng
làm mất chỗ dựa tin cậy, vững chắc của Đảng, Nhà nước ta. Đặc biệt là thông qua
sự kiện đảo chính ơt Myanmar, các thế lực thù địch đưa ra thông tin cáo buộc
Viettel ‘lạm dụng’, tiếp tay cho quân đội Miến Điện vi phạm nhân quyền; “hoạt động
kinh doanh của Viettel đem lại những mối nguy hại nghiêm trọng mà người dân
Myanmar phải đối mặt từ với quân đội Myanmar…Nó đã mang lại nguồn thu nhập quan
trọng, khả năng tiếp cận công nghệ, vũ khí nước ngoài và một bộ máy giám sát mở
rộng mà quân đội Miến Điện có thể áp dụng đối với người dân”.
Đây
là những thông tin sái trái bịa đặt hòng làm hạ thấp uy tín, giảm sút niềm tin
của nhân dân đối với Quân đội. Ta cần phải khẳng định rõ thông qua Viettel, Việt
Nam mang đến công nghệ tiên tiến đóng góp cho Myanmar. Sau sau gần 3 năm chính
thức kinh doanh, Mytel đã chính thức cán mốc 8 triệu khách hàng, chiếm 22% thị
phần viễn thông di động, đạt vị trí thứ 3 tại thị trường và trở thành một trong
những thương hiệu viễn thông có tốc độ tăng trưởng lớn nhất tại Myanmar. Sự gia
nhập của Mytel – thương hiệu Viettel đầu tư tại Myanmar cũng giúp giảm 40% giá
internet di động của thị trường Myanmar (từ 1,7 MMK/MB xuống còn 1MMK/MB).Đây
là nhân tố giúp phổ cập dịch vụ internet tại đất nước này với mật độ đã đạt 31%
(tháng 6/2018) lên 55% (tháng 9/2019).
Bên
cạnh đó, Mytel cũng tham gia sâu rộng vào các chương trình xã hội nhằm cải thiện
chất lượng cuộc sống của người dân Myanmar đặc biệt là học sinh, sinh viên
Myanmar. Mytel tin rằng cách tốt nhất để truyền sức mạnh tới một quốc gia là đầu
tư sớm vào thế hệ tương lai. Mytel dự kiến đóng góp 80 triệu USD trong 15 năm
cho các dự án trách nhiệm xã hội, trong đó 80% ngân sách này sẽ được phân bổ
cho việc hỗ trợ lĩnh vực giáo dục. Đến
nay, Mytel đã cung cấp miễn phí internet cho gần 200 điểm trường và đào tạo
hàng trăm nhân sự công nghệ thông tin viễn thông chất lượng cao cho Myanmar. Đặc
biệt, trong đợt Đại hồng Thủy nghiêm trọng vào tháng 8/2019 vừa qua tại
Myanmar, là nhà mạng duy nhất vẫn đảm bảo liên lạc tại một số khu vực như bang
Mon, Mytel đã tích cực hỗ trợ Chính phủ Myanmar trong công tác liên lạc, cứu hộ,
cung cấp thực phẩm và vật phẩm cho gần 49.000 người dân tại khu vực thiên tai với
tổng số tiền lên đến gần 75.000 USD.
Qua
những hoạt động thực tiễn đó, khẳng định rõ Viettel luôn tích cực đóng góp thúc
đẩy kinh tế số khu vực Asean nói chung và Myanmar nói riêng. Những thông tin vu
cáo, bịa đặt Viettel liên quan đến tình
hình chính trị ở Myanmar là hoàn toàn không có căn cứ. Thành tựu của Viettel là
niềm tự hào của đất nước, của Quân đội ta, là minh chứng sinh động cho chủ
trương xây dựng, phát triển kinh tế gắn với quốc phòng của Đảng, Nhà nước ta.
Thực tế đã chứng minh, hơn 76 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với chức
năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, Quân đội ta còn có chức năng hết
sức quan trọng là đội quân lao động sản xuất; chúng ta đã hoàn thành và hoàn
thành xuất sắc những chức năng này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét