Lợi dụng vấn đề tôn giáo trong vùng đồng bào một số dân tộc thiểu số; sự sa sút tính chân truyền trong các tôn giáo đã được Nhà nước công nhận; điều kiện khó khăn về kinh tế, xã hội..., một số đối tượng đã thành lập các hội, nhóm mang danh nghĩa tôn giáo, hoạt động vi phạm pháp luật, gây mất đoàn kết dân tộc. Chẳng hạn, một số thế lực nước ngoài câu kết với số đối tượng xấu trong nước lập ra các tổ chức dưới danh nghĩa tôn giáo nhưng mang màu sắc chính trị, như cái gọi là “Tin Lành Đêga”, Hà Mòn ở khu vực Tây Nguyên, các tổ chức Tin Lành riêng của người Mông ở khu vực Tây Bắc và tổ chức “Liên đoàn Khmers Kampuchea Krom” (KKF) ở khu vực Tây Nam Bộ, để kích động các hoạt động ly khai, tự trị ở các vùng trọng điểm, chiến lược, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khối đoàn kết toàn dân tộc và sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Trên thực tế, các hoạt động này là một trong những nguyên nhân dẫn đến những bất ổn về chính trị - xã hội ở Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, như sự kiện “Vương quốc Mông” diễn ra ở tỉnh Điện Biên vào tháng 5-2011; bạo loạn ở Tây Nguyên vào các năm 2001, 2004, 2008...
Bên cạnh đó, còn có nhiều loại hình mang danh
tín ngưỡng, tôn giáo, hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện ở nhiều địa phương, xa
rời văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như không thờ cúng tổ tiên, gọi
bố mẹ là anh, chị, em; khám, chữa bệnh bằng cầu cúng; tuyên truyền, hứa hẹn về
tương lai tốt đẹp để mê muội quần chúng. Điển hình là các tổ chức “Hội thánh
của Đức Chúa Trời Mẹ”, Pháp Luân Công, Dương Văn Mình, “Nhất quán đạo”, “Thanh
Hải Vô Thượng Sư”... Hoạt động của các tổ chức này không chỉ gây mâu thuẫn
trong quần chúng, ảnh hưởng tới khối đoàn kết toàn dân tộc, mà còn tạo ra những
tác động tiêu cực tới sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước, tạo cớ cho
các thế lực thù địch xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam
“không có tự do tôn giáo”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét