Giải đáp về vấn đề lựa chọn nhân sự Đại hội khóa XIII được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và chuẩn bị ngay từ đầu nhiệm kỳ. Đầu nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành các Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Nghị quyết Trung ương 6 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy có liên quan đến cán bộ, Nghị quyết Trung ương 7 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Đồng
thời, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành các Quy định 105 về phân cấp quản lý,
bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; Quy định 214 về tiêu chuẩn chức danh, tiêu
chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí
thư quản lý; Quy định 205 về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống
chạy chức, chạy quyền; Quy định 126 về một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ
Đảng. Cùng với đó, tổng kết công tác quy hoạch cán bộ cấp chiến lược từ năm
2016-2021, trên cơ sở đó xây dựng Kế hoạch 11 về quy hoạch cán bộ. Việc quy
hoạch này gắn với đào tạo. Sau khi quy hoạch xong, Ban Tổ chức Trung ương phối
hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh mở 5 lớp đào tạo cán bộ quy
hoạch. Việc tổng kết công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính
trị, Ban Bí thư đã được tiến hành, trên cơ sở đó, Ban Chấp hành Trung ương ban
hành Kết luận số 75 về phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành khóa XIII.
Trong công tác nhân sự, đã thực hiện có hiệu quả quan điểm xử lý
hài hòa, hợp lý giữa tiêu chuẩn và cơ cấu, giữa tính phổ biến và tính đặc thù,
giữa chuyên môn đào tạo và sở trường, giữa kinh nghiệm công tác và chiều hướng
phát triển, trong đó đặc biệt coi trọng chất lượng, đảm bảo phù hợp về cơ cấu
theo địa bàn, lĩnh vực công tác, nhưng không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn.
Công tác nhân sự kỳ này làm rất chặt chẽ, qua thẩm định rất nhiều cơ quan có
liên quan. Trong phương hướng cũng nêu rõ, kiên quyết không để lọt những người
không đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện, không xứng đáng vào Ban Chấp hành Trung
ương, nhưng cũng không bỏ sót những người thật sự có đức, có tài, có uy tín
trong Đảng, trong nhân dân.
Về quy trình công tác nhân sự, điểm mới lần này là tiến hành 5
bước (nhiệm kỳ trước tiến hành 3 bước), chặt chẽ hơn, dân chủ hơn, thông qua
các cấp ủy thảo luận trên nguyên tắc tập trung dân chủ; đồng thời cụ thể hóa
cho cả tái cử lần đầu tham gia theo từng nhóm đối tượng chức danh. Ban Chấp
hành Trung ương khóa XIII đã chuẩn bị bảo đảm chất lượng, có số lượng, cơ cấu
hợp lý, kế thừa ổn định, đổi mới, phát triển liên tục và có sự chuyển tiếp vững
vàng giữa các thế hệ. Trên cơ sở đó, từ Hội nghị Trung ương 13, 14, 15, Ban
Chấp hành Trung ương đã xem xét thận trọng, kỹ lưỡng và thống nhất cao danh
sách đề cử Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Về cơ cấu, dự kiến Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII có 200 đồng
chí, trong đó có 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành
Trung ương cần có 3 độ tuổi: dưới 50, từ 50 - 60 và từ 61 tuổi trở lên; phấn
đấu dưới 50 tuổi chiếm từ 15 - 20%; từ 50 - 60 tuổi khoảng 70% và 61 tuổi trở
lên trên dưới 10%. Ban Chấp hành Trung ương cũng quan tâm đến cán bộ nữ, cán bộ
trẻ. Cán bộ trẻ khoảng 10%, nữ khoảng 12%... Phương hướng đặt ra là như vậy,
còn thực tế đạt được thế nào phải chờ Đại hội. NHg
Tác giả: Dẫn tin từ TTXVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét