Thứ Hai, 4 tháng 1, 2021

CHỦ NGHĨA DÂN TÚY VÀ VIỆC PHÁ HOẠI UY TÍN CỦA NGƯỜI CÁN BỘ

 

Vào năm 1890, thuật ngữ “chủ nghĩa dân túy” được sử dụng rộng rãi tại Mỹ trong phong trào thúc đẩy người dân nông thôn và đảng Dân chủ chống lại những người đảng Cộng hòa thường sống tập trung ở đô thị. Cho đến những năm gần đây, có thể thấy chủ nghĩa dân túy đang dần trỗi dậy và được các thế lực phản cách mạng vận dụng triệt để trong chống lại chính quyền ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Khoa học xã hội xem dân túy như một khuynh hướng tư tưởng và chính trị nhấn mạnh sự tương phản giữa “nhân dân” với tầng lớp “tinh hoa”, thể hiện trong những tuyên bố cho là mình đứng về phía “dân thường”. Nó như một phong cách chính trị cụ thể, một hình thức hùng biện chính trị hay chiến lược để đạt được quyền lực. Sự ra đời của nó được đánh dấu với những biểu hiện dường như “phi chính trị”, bằng sự từ chối giới tinh hoa, từ chối những tư tưởng “dòng chính” đang ngự trị để nói lên tiếng nói của người dân có vị trí xã hội thấp…Chủ nghĩa dân túy thường được đánh dấu bằng sự từ chối giới tinh hoa quyền lực và một số tổ chức, chống trí thức, một sự xuất hiện dường như phi chính trị, cho là chỉ dựa trên sự suy nghĩ lành mạnh và "tiếng nói của người dân", phân cực, cá nhân hóa, đạo đức hóa và lập luận cho là của đa sốhoặc tấn công cá nhân. Nói cách khác, chủ nghĩa dân túy chính là việc lợi dụng nhu cầu, sự thiếu nắm bắt thông tin của người dân nhàm đạt được ý đồ chính trị. Dưới góc độ phong cách ngôn ngữ và một phương thức hành động, dân túy “là chính sách của kẻ cơ hội tìm cách để giành được lòng tin của quần chúng”.

Một trong những nguyên nhân làm cho xu hướng dân túy phát triển mạnh là do thiếu sự gần gũi tạo ra một khoảng cách lớn giữa lợi ích, ngôn ngữ giũa quần chúng nhân dân và người lãnh đạo.

Hiện nay, lợi dụng triệt để sự nhân bản thông tin của các kênh không chính thống, như báo, mạng xã hội… các thế lực thù địch đang ra sức tìm kiếm, thu thập những việc làm sai trái của một số cán bộ hoặc cố tình bóp méo sự thật để thực hiện cái gọi là “tiếng nói của người dân” hay “đứng về phía nhân dân”. Chúng ta không khó để tiếp cận những bài viết, video, comment được đăng tải trên internet hoặc các trang mạng xã hội về các nội dung như một một đối tượng chống đối cảnh sát làm nhiệm vụ, việc giải tỏa, ngăn chặn lấn chiếm vỉa hè…Tất nhiên là các thông tin đã được chỉnh sủa hoặc cố tình dàn dựng sao cho người chấp pháp, người lãnh đạo có lỗi nhất.  Bên cạnh đó, có một số người luôn khẳng định chúng tôi đứng về phía nhân dân, đây là tiếng nói của dân… Tất cả tạo ra sự phẫn nộ và điễn biến tâm lý trong nhân dân.Làm cho uy tín của nhà nước, uy tín của những cơ quan hành pháp, của những cán bộ lãnh đạo giảm sút. Như vậy, rõ ràng là những mục đích chính trị ban đầu của các thế lực thù địch đã được thực hiện. Tiếp theo đó sẽ là những thủ đoạn của các tổ chức chống phá nhằm vào con đường cách mạng của nước ta.

Nhận diện và chống lại những âm mưu, thủ đoạn này đòi hỏi cần làm tốt một số nội dung sau:

Một là, phải nhận diện và cảnh giác với những biểu hiện của chủ nghĩa dân túy trong đời sống chính trị Việt Nam. Có thể đánh giá, ở Việt Nam đã có những biểu hiện bước đầu của phát ngôn, lời nói, hành động mang tính dân túy. Ta dễ dàng nhận thấy những biểu hiện này qua các phát ngôn theo kiểu “nói cho sướng miệng”, không đúng chủ trương, đường lối, nguyên tắc của Đảng, bỏ qua những quy định pháp lý, thiếu tính khả thi, vượt quá hoặc không đúng thẩm quyền của một vài cá nhân được sự tung hô của những tờ báo non nớt về chính trị, của một vài “thủ lĩnh” trên mạng xã hội, thu hút được quan tâm của quần chúng vì “lạ khẩu vị”.

Hai là, thực tế trên thế giới cũng cho thấy, sở dĩ người dân tin và đi theo phong trào dân túy hay ủng hộ các nhân vật dân túy cũng vì phần lớn là do sự điều hành kém hiệu quả của chính quyền trong giải quyết những bất bình và bức xúc của người dân, từ đó họ mong muốn có những người đại diện cho công quyền kiểu khác, thậm chí là một chính quyền khác mạnh mẽ và hiệu quả hơn, hiểu họ hơn. Cho nên việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của bộ máy hành chính từ trung ương đến địa phương là việc làm hết sức cần thiết hiện nay.

Ba là, tiếp tục kiên định thực hiện một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo chiến lược đối ngoại trong hội nhập quốc tế, với nguyên tắc bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia-dân tộc theo phương châm “hội nhập là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh, chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, không để rơi vào thế bị động, đối đầu, bất lợi”.

Bốn là, tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.

Năm là, phải tuyên truyền rộng rãi cho nhân dân thấy rõ những biểu hiện, nguy cơ và tác hại của chủ nghĩa dân túy. Đồng thời phải nâng cao uy tín thực sự của đội ngũ cán bộ các cấp, làm cho nhân dân thực sự tin tưởng, yêu mến và tôn trọng cán bộ.

Đấu tranh ngăn ngừa và chống chủ nghĩa dân túy xâm nhập là một quá trình bền bỉ, dài lâu, gắn bó mật thiết với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, là một phần rất quan trọng của đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng. Phải kiên trì làm công tác tư tưởng, đề cao sự phòng ngừa. Điều này đòi hỏi sự tất yếu và cấp bách phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, sự vào cuộc của báo chí, truyền thông và sự tham gia tích cực của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân.

NVT

 

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét