Công
cuộc đổi mới ở Việt Nam được đánh dấu từ Đại hội VI của Đảng (12/1986), cho
thấy một minh chứng về sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo lý luận Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh, là sự lựa chọn khoa học và cách mạng nhằm mục tiêu phát
triển đất nước, trước hết là phát triển kinh tế, là tạo nên bước ngoặt quan
trọng trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Chúng ta biết, trong suốt thời gian dài trước đổi mới, việc tiếp
tục duy trì hơn một thập niên nền kinh tế hiện vật, kế hoạch hóa tập trung, phi
thị trường (mà trong giai đoạn lịch sử trước đây nền kinh tế này có vai trò
nhất định trong việc động viên sức người, sức của cho chiến tranh giải phóng),
nhưng khi hết chiến tranh, trở về xây dựng thời bình nó đã trở nên bất cập, gây
kìm hãm sự phát triển trong điều kiện mới.
Với tinh thần
nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, những người soạn
thảo Văn kiện, Nghị quyết Đại hội VI đã trăn trở để hoàn thiện đường lối
đổi mới toàn diện đất nước theo tinh thần lãnh đạo của Trung ương Đảng và
nguyện vọng của đông đảo người dân lúc bấy giờ, trong đó đặc biệt nhấn mạnh
phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy quản lý và vận hành nền kinh tế. Đây
được coi là một đột phá tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó thực
hiện các giải pháp cải cách kinh tế để giải phóng sức sản xuất, mọi tiềm năng
lao động, thực hiện sự chuyển đổi toàn diện và dứt khoát mạnh mẽ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hang hóa nhiều thành
phần (hay nền kinh tế thị trường) theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế
Việt Nam thâp niên 80 thế kỷ XX được chuyển biến đổi mới về mọi mặt từ cơ cấu
kinh tế đến cơ chế kinh tế, các chính sách điều hành. Cùng với kinh tế, tổ chức
bộ máy của hệ thống chính trị, phương thức và phương pháp lãnh đạo, quản lý
cũng thay đổi.
Sau 35 năm thực
hiện công cuộc đổi mới, thực hiện mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, Việt Nam đã đạt được những thành tựu toàn diện, to lớn và quan
trọng, có thể khẳng định đó là những thành tựu có ý nghĩa lịch sử, khẳng định
một dấu mốc của thời kỳ đổi mới.
Về xây dựng hệ
thống chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam thường xuyên xây dựng, chỉnh đốn Ðảng
để trong sạch, vững mạnh, khẳng định và thực hiện mục tiêu xây dựng Nhà nước
pháp quyền; theo đó sức mạnh và tiềm năng của đất nước được nâng lên; độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa luôn được
giữ vững; quan hệ đối ngoại của Việt Nam ngày càng mở, sâu sắc; vị thế, uy tín
của đất nước trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao và mở rộng ảnh hưởng
tích cực.
Về kinh tế, xã
hội, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội và tình trạng kém phát
triển, nay đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, tự tin; bộ mặt đất
nước, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân thay đổi toàn diện, sâu sắc;
đoàn kết dân tộc được tăng cường đi đôi với dân chủ được phát huy và mở rộng.
Có thể thấy
những thành tựu to lớn qua một sự so sánh: Giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990),
mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4%; đến giai đoạn 1996-2000,
tốc độ tăng GDP đạt 7%. Tính chung cả thời kỳ Chiến lược 2011-2020, tăng trưởng
GDP dự kiến đạt khoảng 5,9%/năm, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu
vực và trên thế giới.
Quy mô GDP tăng
gấp 2,4 lần, từ 116 tỷ USD năm 2010 lên 268,4 tỷ USD vào năm 2020. GDP bình
quân đầu người tăng từ 1.331 USD năm 2010 lên khoảng 2.750 USD năm 2020.
Trong 10 năm trở
lại đây, thị trường xuất khẩu được mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương
hóa. Việt Nam đã xuất khẩu hàng hóa đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, chủ
động từng bước chuyển dịch sang các nước có trình độ phát triển cao và cơ cấu
hàng hóa nhập khẩu có tính bổ sung cho cơ cấu hàng hóa trong nước. Việt Nam
hiện là một trong 10 nền kinh tế có độ mở cửa thị trường lớn nhất thế giới với
tỷ trọng xuất nhập khẩu/GDP tăng liên tục qua các năm (từ 136% năm 2010 lên xấp
xỉ 200% vào năm 2019).
Trên cơ sở những
kết quả đạt được quan trọng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII đến nay, Việt Nam đã
từng bước đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, tốc độ
tăng GDP bình quân giai đoạn 2016-2019 đạt mức 6,8%, đạt mục tiêu tăng trưởng
bình quân 6,5% đến 7% của kế hoạch 5 năm. Mặc dù năm 2020, kinh tế chịu ảnh
hưởng nặng nề của dịch Covid-19 nhưng nền kinh tế vẫn tăng trưởng 2,91%, là một
trong số ít nước có tăng trưởng dương trên thế giới và khu vực. Hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa vẫn đạt mức xuất siêu kỷ lục lên tới 20,1 tỷ USD (tính trong
11 tháng đầu 2020). Quy mô nền kinh tế GDP đạt khoảng 262 tỷ USD vào năm 2019,
tăng 18 lần so với năm đầu đổi mới; thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng
2.800 USD/người và thuộc các nước có mức thu nhập trung bình.
Bên cạnh, công
cuộc “Đốt lò” được Đảng thực hiện kiên trì, kiên quyết, mạnh mẽ và đạt những
kết quả được toàn dân, toàn xã hội ghi nhận, đánh giá cao. Nhiều vụ tham nhũng,
những cán bộ vi phạm bất kể là ai đã được đưa ra dưới ánh sáng công lý, kỷ luật;
tăng cường kỷ cương phép nước; răn đe, cảnh tỉnh, ngăn chặn và đẩy lùi tham
nhũng, tiêu cực; tăng cường niềm tin xã hội vào quyết tâm làm trong sạch, vững
mạnh Đảng
Sau 35 năm vượt
qua các thử thách và khó khăn to lớn, tiến hành công cuộc đổi mới trên mọi mặt,
đến nay, Việt Nam có đủ cơ sở để khẳng định rằng đổi mới đất nước là sự lựa
chọn đúng đắn, đã đặt Việt Nam vào quỹ đạo phát triển mới về chất, phù hợp với
xu thế của thời đại và với ý nguyện của đông đảo quần chúng nhân dân.
Có thể nói không
quá lời rằng, công cuộc đổi mới do Ðảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh
đạo từ Ðại hội VI đến nay là một công trình sáng tạo to lớn. Qua 35 năm với
không ít khó khăn thử thách gian truân, thời cơ và nguy cơ đan xen nhau, có lúc
Đảng đã nhấn mạnh 4 nguy cơ lấn át thời cơ, nhưng nhiệm kỳ Đại hội XII đã càng
khẳng định công cuộc đổi mới đã giành được những thắng lợi to lớn và có ý nghĩa
lịch sử.
Các nhà quan sát
nhận định, với những di sản và thành công to lớn đã đạt được, Đại hội XIII tới
đây sẽ đánh dấu nhiệm kỳ tiếp theo trên con đường đổi mới đúng đắn và sáng tạo,
hợp quy luật dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Ban Chấp
hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII với ý chí, tinh thần đổi
mới kiên trì kiên quyết, tin tưởng sẽ đưa đất nước và nhân dân Việt Nam tiếp
tục lập nên kỳ tích phát triển mới, tiếp tục tạo dấu ấn tích cực trên các diễn
đàn quốc tế và tăng cường vị thế, uy tín trên thế giới, như tâm nguyện của Chủ
tịch Hồ Chí Minh về một đất nước Việt Nam phát triển hùng cường, thịnh vượng,
trường tồn./.MDH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét