Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2020

Những chiêu trò chống phá công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng ta

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ.”

Người cho đó là: “Kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm mang súng, mà nó nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta.”

Bởi vậy, ngay từ khi Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền cách mạng mới được thành lập, Đảng, Nhà nước đã nhận diện, thẳng thắn chỉ ra các hiện tượng tham ô tài sản, nhận hối lộ, lạm dụng chức vụ, quyền hạn và có những hành động cụ thể nhằm kiên quyết xử lý những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, có hành vi sai phạm.

Việc xét xử kịp thời vụ án Trần Dụ Châu năm 1950 và Chủ tịch Hồ Chí Minh dù rất đau lòng nhưng vẫn quyết định bác đơn xin ân xá án tử hình của Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu, do vi phạm nghiêm trọng kỷ luật quân đội và kỷ luật của Đảng, thể hiện quyết tâm chống tham nhũng, tiêu cực ngay từ giai đoạn đầu lập quốc.

Hiện nay, để ngăn chặn tình trạng này, Đảng, Nhà nước thể hiện rõ quan điểm và quyết tâm không bao che, dung túng những hành vi sai phạm; kiên quyết xử lý, loại trừ khỏi bộ máy những cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật của Nhà nước, với tinh thần thượng tôn pháp luật, không có “vùng cấm,” không có ngoại lệ, bất kỳ cán bộ, đảng viên nào có sai phạm đều bị xử lý nghiêm minh, công bằng.

Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý, nhất là những vụ án nghiêm trọng được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chỉ đạo điều tra, truy tố, xét xử, bước đầu khắc phục tình trạng án treo về tội phạm tham nhũng; từng bước chú trọng công tác thu hồi tài sản tham nhũng.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2020, các cơ quan tố tụng, thi hành án dân sự trong cả nước đã thu hồi trên 37.000 tỷ đồng.

Riêng các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã thu hồi, tạm giữ, kê biên, phong tỏa, ngăn chặn tẩu tán tài sản trị giá trên 11.700 tỷ đồng và nhiều tài sản, bất động sản có giá trị khác…

Việc xử lý các vụ án được tiến hành kỹ lưỡng và trên tinh thần thượng tôn pháp luật, căn cứ vào hành vi phạm tội của các bị cáo, hậu quả gây ra đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân, căn cứ vào quy định, Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước, khiến chính các bị cáo phải tâm phục khẩu phục, nhiều bị cáo nhận thức rõ sai phạm của mình và đã thể hiện sự ăn năn, hối cải.

Con số hơn 100 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có người giữ cương vị cấp cao của Đảng cũng bị xem xét xử lý rất nghiêm minh, cả về kỷ luật Đảng, chính quyền và xử lý trách nhiệm hình sự tại nhiệm kỳ này là minh chứng cho thấy công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng “không chững lại, không chùng xuống,” mà ngày càng quyết liệt, hiệu quả, có sức răn đe lớn, trở thành một xu thế.

Vậy nhưng, các lực lượng thù địch luôn tìm cách chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Chúng không bao giờ muốn Đảng vững mạnh.

Cứ mỗi lần trước thềm Đại hội Đảng, chúng lại cố tình xuyên tạc, bóp méo sự thật, rêu rao rằng việc xử lý cán bộ tham nhũng, tiêu cực là “đấu đá nội bộ,” “phe cánh chính trị,” là “sự thất bại nặng nề của công tác nhân sự mà Đảng Cộng sản lãnh đạo.”

Chúng quy kết một cách vô lối rằng, nguyên nhân cán bộ, đảng viên sai phạm là bởi “Đảng Cộng sản thiếu năng lực, không đảm bảo dân chủ khi thực hiện lựa chọn nhân sự,” công tác cán bộ chỉ phục vụ các phe phái, lợi ích nhóm. Với luận điệu đó, bọn chúng kêu gọi thay đổi chế độ chính trị, đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bọn chúng cố tình làm sai lệch bản chất sự việc, phủ nhận sạch trơn vai trò của đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ, với âm mưu gây mơ hồ, hoài nghi, tác động vào niềm tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân về vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước; chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết trong Đảng, trong dân, thâm độc hơn là nhằm gây bất ổn chính trị xã hội, lật đổ chế độ ta.

Dù cách thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt đến đâu, thì đó cũng chỉ là những tiếng nói lạc lõng, đi ngược lại xu thế, dòng chảy chung.

Những tiếng nói lạc lõng đó không thể đảo ngược quyết tâm chính trị của toàn Đảng, toàn dân ta trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm xây dựng và chỉnh đốn Đảng ngày càng trong sạch vững mạnh, phù hợp với mong muốn, nguyện vọng chung của toàn Đảng, toàn dân, vì lợi ích và sự phát triển trường tồn của dân tộc Việt Nam./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét