Chiến lược “diễn biến hòa bình” được hình thành trong thời kỳ
“chiến tranh lạnh”, cuối thập kỷ 40, đầu thập kỷ 50 và hoàn chỉnh vào thập kỷ
80 của thế kỷ XX. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, hệ thống chủ nghĩa xã hội
ra đời, chiếm 35% dân số thế giới; Liên Xô trở thành thành trì phe xã hội chủ
nghĩa, phong trào đấu tranh giành độc lập ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh
phát triển mạnh mẽ và trở thành một xu thế khách quan, phổ biến. Cuộc đấu tranh
“ai thắng ai”, giữa hai hệ thống: chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, diễn ra
quyết liệt “một mất một còn”.
Trong bối cảnh tình hình ấy, Mỹ và phương Tây tiến hành chiến lược
toàn cầu “ngăn chặn” chủ nghĩa cộng sản, hòng “hạ nhiệt cơn sốt”, sức lan tỏa
bởi ảnh hưởng, tác động của Liên Xô đối với phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế. Với chiến lược này, Mỹ dùng biện pháp vũ trang, sử dụng sức mạnh quân
sự là chủ yếu. Vì vậy, Mỹ đã xây dựng căn cứ quân sự ở khắp nơi; theo đó, NATO
sau một thời gian chuẩn bị, cuối cùng đã mau chóng ra đời.
Tuy nhiên, tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược bằng biện pháp
vũ trang, sử dụng sức mạnh quân sự để chống lại hệ thống các nước xã hội chủ
nghĩa đã khiến Mỹ và NATO hứng chịu nhiều cay đắng và thất bại nhục nhã. Các
cuộc chiến tranh do Mỹ và đồng minh gây ra…, cuối cùng đều thất bại; trong đó
có cả cuộc chiến tranh đẫm máu xâm lược Việt Nam. Điểm qua quá trình ra đời và
thực hiện âm mưu, thủ đoạn của chiến lược “diễn biến hòa bình” với các kịch bản
dàn dựng sẵn của Mỹ và phương Tây sẽ giúp chúng ta nhận thức đầy đủ, sâu sắc
hơn nhận định nêu trên.
Sự kiện mang dấu ấn cột mốc đánh dấu sự ra đời của chiến lược
“diễn biến hòa bình” được ghi lại là ngày 22/12/1946, khi G.Kennan - đại diện
của Mỹ ở Liên Xô gửi một bức điện dài 8.000 từ về Mỹ, kiến nghị với Nhà Trắng
chính sách chống Liên Xô, đó là: bao vây quân sự, phong tỏa kinh tế, lật
đổ chính trị, thậm chí dùng vũ trang xâm lược; kiềm chế khuynh hướng “làn
sóng cộng sản” đang lan tràn, dâng cao…
Học thuyết “ngăn chặn phi vũ trang” của Kennan được các chính
khách và các nhà khoa học quân sự Mỹ và phương Tây tán dương, ca tụng, tâng bốc
hết lời với ý nghĩa là “thượng sách’, ngón đòn “độc chiêu” có tầm vóc vạch
đường đi mới…Cùng với đó, Akinsơn đề ra luận thuyết “chủ nghĩa dân chủ cá
nhân”; Đalét với chiến lược “hòa bình giải phóng”; Kennơđi với học thuyết “gieo
hạt giống tự do trong kẽ nứt tấm màn thép”. Tuy cách tiếp cận và nội dung đề
xuất của các luận thuyết ấy có khác nhau, song mục tiêu, quan điểm, biện pháp
chung của các luận thuyết ấy cơ bản giống nhau là thay biện pháp quân sự bằng
biện pháp phi quân sự, đánh vào lòng người là chủ yếu, kết hợp với đánh vào
kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, giáo dục, ngoại giáo, quốc phòng, an
ninh…, để giành thắng lợi mà không cần bạo lực, không cần gây chiến tranh. Vì
thế, ý tưởng “diễn biến hòa bình” đã được tung hê, từng bước được bổ sung, hoàn
thiện.
Vì thế, Kennơđi đã coi phương pháp “hòa bình” là kế sách tối ưu,
có thể sử dụng nó “vô thời hạn”, lấy uy hiếp quân sự làm hậu thuẫn, dồn sức tập
trung đánh vào các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…, khiến các nước
chủ nghĩa xã hội sụp đổ dần dần, từ bên trong, tự tan rã, tự biến mất, nhờ
đó “phương Tây có thể kê cao gối để ngủ”.
Tháng 3 năm 1947, Tổng thống Mỹ là Truman đã quyết định thành lập
tổ chức “Nghiên cứu các giải pháp hoà bình chống chủ nghĩa xã hội” và xác định:
Mục tiêu của Mỹ là gieo rắc ở Liên Xô sự hoài nghi, bi quan trong dân chúng,
hỗn loạn trong xã hội. Theo Truman, điểm khởi đầu của “sự nghiệp vĩ đại ấy” là
dùng chiến tranh tâm lý và thông tin, đánh vào giới trẻ, sinh viên, tranh cướp,
giành giật và đưa họ đứng về phía Mỹ; đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động gây
chia rẽ giữa Đảng Cộng sản với Nhà nước xã hội chủ nghĩa, giữa Đảng Cộng sản
với nhân dân; giữa nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa với nhau, trước hểt là
nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu..
Tháng 12 năm 1957, Tổng thống Aixenhao tuyên bố “Mỹ sẽ giành thắng
lợi bằng hòa bình” trước chủ nghĩa xã hội. Luận điểm này có thể coii là “cái
hồn cốt” đánh dấu sự hình thành nội dung cốt lõi của chiến lược “diễn biến hòa
bình”.
Minh chứng cho lời tuyên bố ấy và sự khẳng định “bức màn sắt” của
chủ nghĩa xã hội đã bị chọc thủng, Z.Brzesinki, trong cuốn Thất bại lớn –
bản tiếng Việt, trang 158, đã thừa nhận: Từ 1981 đến 1987, khoảng 15 ngàn báo
chí bí mật, 24 ngàn quyển sách và bài viết từ Mỹ và phương Tây đã được đưa vào
các nước xã hội chủ nghĩa, chủ yếu là Liên Xô. Chính sách “cây gậy và củ cà
rốt” của Mỹ đã phát huy tác dụng nhất định: vừa răn đe quân sự, vừa đánh vào
lòng người bằng miếng mồi câu “kinh tế”, “viện trợ”
Nhìn chung, từ sau 1945 đến 1979, Mỹ và phương Tây chủ yếu dùng
sức mạnh quân sự để chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, song “diễn
biến hòa bình” với tư cách là một chiến lược toàn cầu phản cách mạng đã từng
bước được hình thành và nó đã được sử dụng như một phương tiện hỗ trợ để đánh
vào các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô. Ngay từ đầu, biện pháp này
đã phát huy tác dụng; nhiều cán bộ cao cấp trong các Đảng Cộng sản ở Đông Âu và
Liên Xô đã ý thức được tác hại của “diễn biến hòa bình”; song điều đáng tiếc là
những người có trách nhiệm cao nhất trong các Đảng Cộng sản ở các nước ấy đã
làm ngơ, để mất cảnh giác nên đã trúng mưu của các thế lực thù địch.
Có thể khẳng định rằng, mũi nhọn của chiến lược “diễn biến hòa
bình” là từng bước làm xuất hiện “những nhân tố mới lạ, xa dần với các giá trị
chuẩn mực của chủ nghĩa cộng sản”, tiến tới làm thay đổi chế độ xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Cuối cùng sẽ đánh sập cả hệ thống chủ nghĩa xã hội
thế giới. Một trong những khởi phát của chiến lược “diễn biến hòa bình” là nhằm
thẳng vào mắt khâu yếu nhất của sợi dây chuyền dẫn chủ nghĩa xã hội là Hunggary
(năm 1956).
BÚT TRE
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét