Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

Cẩn trọng trước luận điệu chống phá của các thế lực thù địch về đại hội XIII của Đảng

         Trên internet, các trang mạng xã hội các tổ chức phản động, thù địch, cơ hội, bất mãn trong và ngoài nước hiện đang thực hiện hàng loạt bài viết, tạo sóng dư luận nhằm chống phá ý nghĩa chính trị Đại hội XIII của Đảng. Chúng tập trung xuyên tạc về những vẫn đề có thể thu hút sự quan tâm của dư luận, tiêu biểu là vấn đề nhân sự Đại hội. Thực tế, đâu đó trong quần chúng nhân dân đã tiếp nhận một cách đơn giản rồi bàn tán xôn xao ở chỗ này, chỗ khác rất phản cảm, gây ra dư luận không tốt trong xã hội. Để Đại hội Đảng lần thứ XIII thực sự có ý nghĩa chính trị sâu rộng trong xã hội, thực sự đi vào cuộc sống, chúng ta phải cảnh giác trước các luận điệu sai trái, tập trung vào một số nội dung sau:

           “Dự báo” nhân sự Đại hội XIII: Với các luận điệu “Ai sẽ vào “tứ trụ” Đại hội XIII”, “nhân sự Đại hội XIII: Gươm đã tuốt khỏi vỏ”… Đây là điều vô lý, Đại hội còn chưa diễn ra, song những “con buôn” chính trị lại tỏ ra thông thái khoác lác như thật, khẳng định người này triệt hạ người kia để giữ vị trí này vị trí khác, sắp xếp bộ máy lãnh đạo của Đảng từ cao xuống thấp; từ đó suy diễn, đánh giá theo chiều hướng tiêu cực. Mánh lới thường thấy của chúng là “giật tít-câu khách” đánh trúng vào sự tò mò của nhiều người, từ đó đưa ra phân tích nhận định công tác cán bộ, nhân sự có sự “an bài”, “sắp xếp”, “thỏa hiệp”, cuối cùng là rêu rao, xuyên tạc chế độ mất dân chủ, độc đảng, chuyên quyền, toàn trị.

            Xuyên tạc đời tư, nói xấu, vu cáo cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng: Thủ đoạn là phát tán các thông tin, hình ảnh, clip giả tạo, sai lệch, biến không thành có, thật giả lẫn lộn, gây hoài nghi, hoang mang trong dư luận xã hội. Từ đó hòng tác động đến nhận thức, tâm lý, tư tưởng, tình cảm của nhân dân, cán bộ, đảng viên.

          Nhận định xuyên tạc, đánh đồng công tác phòng chống tham nhũng là “thanh trừng nội bộ”, “tranh giành quyền lực” trước Đại hội XIII: Thủ đoạn là lợi dụng vào một số vụ việc cụ thể như một số cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quân bị Bộ Chính trị, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luật, xử lý vừa qua…chúng cho rằng đó là sự “đấu đá quyền lực” “tranh giành lợi ích”, “tiêu diệt phe nhóm”,“thanh trừng nội bộ”… Từ đó nhằm gây ra tình trạng nghi ngờ, hoang mang, lầm tưởng an ninh chính trị mất ổn định, nội bộ mất đoàn kết, làm suy giảm niềm tin đội ngũ cán bộ, công tác cán bộ dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

Thực tế cho thấy: Đối với mỗi một đảng chính trị, đảng cầm quyền ở bất kỳ quốc gia hay thể chế chính trị nào, để xây dựng, bầu ra bộ máy lãnh đạo của đảng thì công tác tiến hành lựa chọn, bầu cử bộ máy lãnh đạo, người đứng đầu dưới hình thức nào (từ dân chủ trực tiếp hay gián tiếp) là việc bình thường. Ví dụ như ở Mỹ, đảng nào cũng phải họp, đề cử đại biểu của đảng mình tham gia bầu Tổng thống. Hay cũng ở hầu hết các nước, những công chức trong hệ thống chính trị dù ở cương vị nào, nếu tham ô, tham nhũng thì đều bị điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật. Ví dụ như ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét