NHẬN DIỆN “XÃ
HỘI DÂN SỰ” VÀ ÂM MƯU CỦA CÁC THẾ LỰC
THÙ ĐỊCH LỢI DỤNG
TỔ CHỨC “XÃ HỘI DÂN SỰ” ĐỂ CHỐNG PHÁ CÁCH MẠNG VIỆT
DuongThien.com
Xã hội dân sự là một tổ hợp của các thiết chế chính trị - xã hội phù hợp với hệ thống dân chủ, tự do và kinh tế thị trường, bao gồm các tổ chức cộng đồng, các tổ chức quần chúng, các hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ. Trong một không gian công cộng, các thiết chế này được hình thành một cách tự nguyện, độc lập, có thể thảo luận, tranh luận với nhau; độc lập hoặc cùng nhau thảo luận, tranh luận với nhà nước về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội để tạo ra sự đồng thuận trong những vấn đề của đời sống xã hội đặt ra.
Về bản chất, xã hội dân sự là xã hội tự
lập phi nhà nước, được hình thành và vận hành trong không gian công cộng và tư
nhân, nằm ngoài vùng ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố nhà nước. Đó là sự khác biệt
giữa “xã hội dân sự” với “xã hội quân sự” hay “xã hội chính trị” (nhà nước),
nhưng xã hội dân sự có thể được nhà nước hậu thuẫn. Những vấn đề xã hội dân sự
không tự giải quyết được thì thuộc chức năng của nhà nước.
Xã hội dân sự ở Việt
Những năm gần đây, âm mưu, hoạt động lợi dụng một số tổ chức
“xã hội dân sự” kiểu phương Tây chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch, phản
động, cơ hội chính trị đối với Việt Nam tập trung vào các hướng sau đây:
Thứ nhất là, đề cao và nhấn mạnh vai trò “phản biện
xã hội” của các tổ chức “xã hội dân sự”, triệt để khai thác tính đa dạng về
thành phần, mục tiêu thành lập. lợi ích của tổ chức và các thành viên, đa
nguyên về tư tưởng, chính kiến để hướng lái hoạt động của các tổ chức “xã hội
dân sự” đã hình thành hoặc chuẩn bị hình thành vào các khuynh hướng tư tưởng
chính trị khác nhau, từ đa nguyên về tư tưởng, dẫn tới đa nguyên về chính trị
và mục đích cuối cùng là đối lập về tư tưởng chính trị. Vì vậy, do tác động,
hướng lái của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị, bản chất đích
thực của một số tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam mất dần, thay thế vào đó là
cho ra đời các tổ chức “xã hội dân sự” kiểu phương Tây như ở Đông Âu và Liên Xô
trước đây.
Thứ hai là, thúc
đẩy xu hướng thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Một số tổ
chức “xã hội dân sự” mang tính giai cấp rõ rệt, những người sáng lập không đứng
trên lập trường của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thay vì đặt mục
tiêu hoạt động nhằm góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã hướng lái tổ chức
phục vụ lợi ích của một số tầng lớp, một nhóm người, đối lập với lợi ích của
dân tộc, quốc gia. Vì vậy, họ luôn tìm cách tách hoạt động của tổ chức khỏi sự
lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và các cơ quan chức năng. Tổ chức
“xã hội dân sự” của họ chỉ là vỏ bọc, thực chất đó là những tổ chức mang màu sắc
chính trị, ẩn chứa trong mục đích thành lập và hoạt động là động cơ và mục đích
chính trị. Về lâu dài, đây sẽ là diễn đàn đấu tranh giai cấp trên mọi phương diện:
chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế… Những người sáng lập một số tổ chức “xã
hội dân sự” thường là những người các thế lực thù địch gọi là “bất đồng chính
kiến”; những người cơ hội chính trị, có quan điểm trái chiều, đối lập với đường
lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, công khai yêu cầu
Đảng ta từ bỏ vai trò lãnh đạo, xóa bỏ Điều 4 trong Hiến pháp; đòi đổi tên Đảng,
tên nước, từ bỏ con đường xây dựng CNXH mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã lựa
chọn.
Thứ ba là, lợi dụng
chiêu bài “dân chủ, nhân quyền” để hướng lái xã hội dân sự vào các hoạt động
trái với tôn chỉ, mục đích. Một số tổ chức “xã hội dân sự” có khuynh hướng đi
theo mục tiêu chính trị, đề cao các “giá trị” tự do, dân chủ, nhân quyền của chủ
nghĩa tư bản. Những người sáng lập tìm cách tuyên truyền, tác động, lôi kéo một
số trí thức, văn nghệ sĩ, học sinh, sinh viên, luật sư tham gia, mở rộng phạm
vi, không gian hoạt động trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, phụ họa và tiếp
tay cho các thế lực bên ngoài chống phá Việt Nam. Một số người công khai viết,
tán phát tài liệu, sách, sử dụng các trang mạng truyền bá những quan điểm, tư
tưởng trái chiều, tạo diễn đàn đối lập với Đảng, Nhà nước. Họ triệt để lợi dụng
những sai sót, yếu kém trong phát triển kinh tế - xã hội, những chủ trương,
chính sách chưa hợp lòng dân, các vấn đề phức tạp nổi lên về an ninh, trật tự để
phê phán đường lối của Đảng, đổ lỗi, quy kết trách nhiệm cho Đảng ta trong các
vấn đề hạn chế, tồn tại của đất nước, nhất là trong phát triển kinh tế - xã hội,
quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế trong bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo…
Thứ tư là, các
thế lực thù địch bên ngoài gia tăng các hoạt động móc nối, liên kết, hậu thuẫn
cho những người “bất đồng chính kiến” trong nước, những người bất mãn trong một
bộ phận văn nghệ sĩ, trí thức, luật sư… hoạt động theo khuynh hướng “độc lập”,
hình thành “xã hội dân sự” đối lập theo mô hình của phương Tây, các nước Đông
Âu và Liên Xô trước khi sụp đổ, tan rã.
Trong các nhóm đã được thành lập, có những hội, nhóm, câu lạc
bộ, viện nghiên cứu thành phần tham gia khá phức tạp. Được sự cổ vũ, khích lệ của
các thế lực chống CNXH ở bên ngoài, họ thường xuyên gặp gỡ bàn bạc, biên soạn,
phát tán tài liệu có nội dung phê phán đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước. Một số tổ chức thông qua hoạt động nghiên cứu, phản
biện, tư vấn để truyền bá quan điểm, tư tưởng sai trái, phê phán đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước, cổ súy cho một phong trào “xã hội dân sự” độc
lập. Họ còn tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo, trả lời phỏng vấn, đăng tải
trên trang mạng các bài viết phủ nhận thành quả cách mạng, yêu cầu Đảng ta từ bỏ
vai trò lãnh đạo; tổ chức dịch, phát hành hàng chục đầu sách của các tác giả nước
ngoài có nội dung nhạy cảm về chính trị, đề cập đến sự tan rã của Liên Xô, sự sụp
đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu như những tài liệu phổ biến kinh
nghiệm biểu tình, lật đổ, tiến hành “cách mạng đường phố”, “cách mạng màu”, cổ
vũ cho “xã hội dân sự” đối lập…
Để đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi
dụng tổ chức “xã hội dân sự” chúng ta làm tốt công tác thông tin tuyên truyền,
nâng cao tinh thần cảnh giác cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân các
giai tầng xã hội để thấy rõ âm mưu của các thế lực thù địch trong việc cổ súy
và sử dụng các tổ chức “xã hội dân sự” vào mục đích thay đổi thể chế chính trị ở
Việt Nam. Các cơ quan chức năng cần làm tốt công tác nắm tình hình, tham mưu
cho các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng bảo vệ
vai trò lãnh đạo của Đảng, không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập,
không để hình thành tổ chức chính trị đối trọng với Đảng và Nhà nước. Kiên quyết
giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, bảo đảm
trật tự, an toàn xã hội, phục vụ đất nước ổn định và phát triển đúng định hướng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét