Thứ Hai, 5 tháng 10, 2020

NHẬN DIỆN VỀ NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TÚY Ở VIỆT NAM

 

Chủ nghĩa dân túy xuất hiện từ những năm 1890 ám chỉ phong trào nông dân Mỹ và Đảng Dân chủ Mỹ chống lại những người cộng hòa sống ở đô thị. Đến những năm 1950, thuật ngữ Chủ nghĩa dân túy được sử dụng rộng rãi để mô tả các phong trào chính trị khác nhau và đến năm 2016 của thế kỉ 21 đã đánh dấu sự trỗi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa dân túy trên thế giới. Vậy Chủ nghĩa dân túy là gì? Thực chấtChủ nghĩa dân túy là những thủ đoạn chính trị mang tính chất mị dân, đánh vào tâm lý, quan điểm của đám đông để kêu gọi, tổ chức phong trào nhằm lôi kéo, tranh thủ quần chúng. 

Dân túy là khuynh hướng tư tưởng và chính trị nhấn mạnh sự tương phản giữa “nhân dân” với tầng lớp “tinh hoa”, với những biểu hiện dường như “phi chính trị”, từ chối những tư tưởng chính đang ngự trị trong xã hội để nói lên tiếng nói của người dân có vị trí xã hội thấp kém. Dân túy là chính sách của kẻ cơ hội tìm cách để giành được lòng tin của quần chúng và dư luận bằng những lời hứa êm tai nhưng trống rỗng, mang nặng cảm xúc nhất thời, thiếu trách nhiệm đối với tương lai chính trị của đất nước. Các hoạt động của Chủ nghĩa dân túy thường là:

- Thông qua các cuộc gặp gỡ trực tiếp, tìm hiểu và “lắng nghe”, “chia sẻ” ý kiến, nguyện vọng của số đông trong một nhóm dân cư bị thiệt thòi nhất định, hoặc các cuộc họp của dân chúng, trưng cầu dân ý hay các hình thức dân chủ trực tiếp, nhưng lại ít hoặc không quan tâm đến nguyện vọng, lợi ích chung của toàn xã hội; tập trung đòi hỏi quyền và lợi ích mà không đề cập trách nhiệm và nghĩa vụ của các nhóm dân cư này.

- Thông qua hoạt động nghị trường ở các cơ quan dân cử với tranh luận nghị sự, sinh hoạt của các tổ chức chính trị-xã hội, các cuộc mít tinh, biểu tình,...

- Thông qua cá nhân các nhà dân túy với phong cách chính trị có khả năng tạo “hình ảnh lớn”, “ấn tượng mạnh”, có hình thức, thủ thuật “hùng biện chính trị” khi nêu chiến lược hay sách lược “đấu tranh” mang tính chất mị dân, tranh thủ lôi kéo, quần chúng để đạt được mục đích.

Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa dân túy ở Việt Nam hiện nay:

- Biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phai nhạt, xa rời mục tiêu, lý tưởng của Đảng, thực dụng, tôn thờ và chạy theo những lợi ích trước mắt của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Một số phần tử phản động và cơ hội lợi dụng tuyên truyền vu cáo, xuyên tạc, bôi nhọ, “tầm thường hóa”, cổ súy mọi người bác bỏ, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; phủ nhận chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; xem nhẹ vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự sáng tạo của nhân dân trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.

- Phát ngôn, phát tán những bài viết và hành động sai trái của những phần tử cơ hội chính trị mang tính mị dân trên các phương tiện truyền thông, các diễn đàn, mạng xã hội,... Như đòi tự do, dân chủ không giới hạn, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đòi từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa,...; kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, phá hoại đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, hòng phá vỡ môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng đất nước; lợi dụng quyền tự do, dân chủ để đòi hỏi phi lý, không đúng với chính sách, pháp luật, xa rời thực tế; gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ; kích động, lôi kéo cán bộ, đảng viên và nhân dân có lập trường không vững đi theo, gây rối, chống phá, gây mất ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội; Sử dụng công nghệ thông tin hiện đại để bịa đặt, tung tin thất thiệt, gây hoang mang trong dư luận xã hội; xuyên tạc lịch sử; tìm mọi thủ đoạn công kích làm mất uy tín của cán bộ lãnh đạo, của Đảng và Nhà nước; kích động, tạo tâm lý hoài nghi, bất mãn, trên một số diễn đàn, mạng xã hội; kêu gọi biểu tình, cổ vũ tụ tập đông người…gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội.

- Cơ hội, tranh thủ “theo đuôi quần chúng”, “chiều theo” ý kiến, nguyện vọng của một nhóm nhất định nhân danh “quần chúng” mà bỏ qua các nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; “lấy lòng quần chúng” để giành chức quyền, mưu lợi ích riêng; bám giữ “tư duy tiểu nông”, “tiểu tư sản” trong một số trí thức và người dân, gây bất mãn với Đảng, Nhà nước và chế độ.

- Nói và làm không đúng với chủ trương, đường lối, nguyên tắc của Đảng, pháp lý của Nhà nước, thiếu tính khả thi, vượt quá thẩm quyền; hứa suông, nói một đường, làm một nẻo, nói nhiều, làm ít; cơ hội, lợi dụng, tranh thủ phiếu bầu của cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu, thoái hóa, biến chất; “tư duy nhiệm kỳ”, cục bộ, địa phương, đề cao lợi ích trước mắt; lợi dụng nhân danh “đại diện cho nhân dân”, “ý muốn của số đông”, hướng hành động của người dân vào việc làm phức tạp thêm những hạn chế, bất cập của chính quyền, kích động những hành động tự phát chống đối chính quyền, gây mất ổn định chính trị, xã hội; kích động, kêu gọi, lôi kéo, tổ chức phong trào, tranh thủ dư luận và niềm tin của người dân để phục vụ mục đích cá nhân.

P.T.N

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét